Tìm hiểu về bệnh viêm phổi

479
ảnh đại diên

Theo thống kê, Việt Nam hằng năm tỷ lệ bệnh nhân bị viêm phổi tăng rất cao. Nguyên nhân bị viêm phổi cũng rất nhiều, có người thì do hút thuốc quá nhiều, có người thì do di truyền, cũng có người là do hệ hô hấp yếu. Nhưng dù là nguyên nhân tại sao đi nữa thì cách chúng ta đối xử với lá phổi cũng quyết định rất nhiều. Viêm phổi có rất nhiều cấp độ, và tùy vào từng cấp độ nặng nhẹ mà bác sĩ sẽ chỉ định cách điều trị khác nhau. Và bài viết hôm nay của diaockiengiang sẽ chia sẻ những thông tin rất hữu ích này nhé.

Bệnh viêm phổi là gì ?

Bệnh viêm phổi là nhiễm trùng cấp tính ở một thùy phổi phải hay trái hoặc toàn bộ phổi. Có rất nhiều loại vi sinh vật gây ra viêm phổi.
Phổi nhiễm bệnh làm tiết dịch và để lại các tế bào chết. Điều này làm tắc nghẽn các túi khí nhỏ li ti trong phổi và làm giảm trao đổi oxy. Nếu không có đủ oxy, cơ thể bạn không thể hoạt động bình thường.

Triệu chứng thường gặp bệnh viêm phổi

Những dấu hiệu và triệu chứng nhận biết của bệnh viêm phổi

Các triệu chứng thường gặp của viêm phổi là:

  • Ho nặng
  • Sốt
  • Ớn lạnh
  • Khó thở
  • Đau ngực tăng khi bạn thở sâu hoặc ho
  • Đau đầu
  • Chán ăn
  • Mệt mỏi
  • Buồn nôn và ói mửa.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

chuẩn đoán viêm phổi

Khi nào bạn cần đi khám?

Bạn nên liên lạc với bác sĩ nếu bạn có bất cứ dấu hiệu nào sau đây:

  • Sốt dai dẳng kèm lạnh run
  • Đau ngực và khó thở
  • Bạn dùng thuốc cho trẻ nhỏ tuổi (5 tuổi) hoặc người lớn tuổi (65 tuổi)
  • Ho có máu hoặc đờm từ phổi
  • Khó thở, thở nông, thở nhanh và hụt hơi.

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh viêm phổi

Những nguyên nhân nào gây ra bệnh viêm phổi?

Phân loại theo nguyên nhân, viêm phổi có ba loại chính:

  • Viêm phổi do vi khuẩn: do vi khuẩn gây ra, tự phát triển hoặc sau khi bị cảm lạnh hoặc cúm nghiêm trọng.
  • Viêm phổi do virus: có thể không nghiêm trọng và thường kéo dài trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, virus cúm có thể khiến viêm phổi trở nên nặng và gây tử vong. Phụ nữ mang thai hoặc bệnh nhân bị bệnh tim hay phổi nên cẩn thận với bệnh này.
  • Viêm phổi do Mycoplasma: có các đặc điểm chung của cả virus và vi khuẩn, gây ra các trường hợp viêm phổi nhẹ.

nguyên nhân viêm phổi

Nguy cơ mắc phải bệnh viêm phổi

Đối tượng thường mắc bệnh viêm phổi?

Bất cứ ai cũng có thể bị viêm phổi. Người trưởng thành, trẻ em và người bị bệnh mạn tính như COPD và hen suyễn có nguy cơ cao bị viêm phổi. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Các yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phổi?

Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm phổi như:

  • Hút thuốc
  • Nhiễm trùng đường hô hấp – cảm lạnh, viêm thanh quản, cúm
  • Bệnh phổi mạn tính
  • Các bệnh nghiêm trọng khác như bệnh tim, xơ gan hoặc tiểu đường
  • Suyễn
  • Có hệ miễn dịch yếu
  • Bị HIV hoặc ung thư
  • Trẻ nhỏ hoặc người lớn tuổi.

Biến chứng bệnh viêm phổi

Viêm phổi tuy nguy hiểm nhưng vẫn có nhiều người chủ quan trước tác hại mà chúng mang lại. Trong trường hợp không cứu chữa kịp thời, bệnh có thể gây ra một số biến chứng đặc biệt nguy hiểm là:

  • Phổi bị suy hô hấp nghiêm trọng dẫn đến trường hợp phù phổi cấp, có thể gây tử vong cho người bệnh
  • Khi bị viêm phổi vi khuẩn từ phổi lan rộng đến các cơ quan khác và có thể xảy ra tình trạng nhiễm trùng huyết, ảnh hưởng trực tiếp đến thể trạng người bệnh, xấu nhất là gây tử vong
  • Viêm phổi sẽ khiến người bệnh tăng cao nguy cơ mắc bệnh viêm màng não ở trẻ nhỏ do bị các loại vi khuẩn độc hại tấn công vì hệ miễn dịch hãy còn non yếu, chưa phát triển hết. Điều này có thể khiến các bé trở nên khiếm khuyết khi bị mù, câm hoặc điếc.
  • Ở người bệnh viêm phổi, màng phổi có nguy cơ bị tràn mủ hoặc tràn khí, thậm chí là xuất hiện cả tình trạng kháng thuốc trong quá trình điều trị, khiến người bệnh liên tục kho khó thở cũng như sốt cao đột ngột.

Điều trị viêm phổi hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Kỹ thuật y tế dùng để chẩn đoán bệnh viêm phổi

Viêm phổi thường có thể bị nhầm lẫn với cảm lạnh hoặc cúm. Tuy nhiên, bạn nên chú ý cẩn thận vì viêm phổi thường kéo dài hơn và các triệu chứng nghiêm trọng hơn các bệnh thông thường khác.
Để xác định xem bạn có bị viêm phổi hay không, bác sĩ sẽ hỏi bạn một số câu hỏi để biết thêm về tình trạng, chẳng hạn như:

  • Các triệu chứng của bạn và mức độ xảy ra như thế nào?
  • Bạn có hút thuốc không?
  • Tiền sử sức khỏe của bạn như thế nào?
  • Bạn có đang uống thuốc không?

Nếu cần, bác sĩ sẽ thực hiện một số xét nghiệm thông thường trước khi đưa ra bất kỳ chẩn đoán nào:

  • Khám thực thể
  • Chụp X-quang ngực
  • Chụp CT
  • Xét nghiệm đờm
  • Nội soi phế quản, được dùng để quan sát đường thở trong phổi.

Các phương pháp dùng để điều trị bệnh viêm phổi

Điều trị viêm phổi chủ yếu phụ thuộc vào loại viêm phổi và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Đối với một số trường hợp, viêm phổi có thể được điều trị tại nhà.

  • Điều trị viêm phổi do vi khuẩn: tốt nhất bạn nên dùng kháng sinh.
  • Điều trị viêm phổi do virus: một số loại thuốc kháng virus có thể giúp điều trị tình trạng này.

Chế độ sinh hoạt cho người bị viêm phổi

Những thói quen sinh hoạt giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm phổi

Các lối sống và biện pháp tại nhà sau đây có thể giúp bạn đối phó với viêm phổi:

  • Nghỉ ngơi nhiều
  • Uống nhiều nước để tránh mất nước
  • Hãy để cho mình ho vì đó là cách cơ thể bạn tống xuất vi khuẩn. Nếu ho làm bạn khó ngủ vào ban đêm, thở khó hoặc gây nôn, bạn nên uống thuốc giảm ho
  • Dùng acetaminophen (Tylenol®) hoặc aspirin có thể giúp bạn giảm sốt và làm cho bạn cảm thấy thoải mái hơn.

Bệnh viêm phổi có chữa được không?

Tình trạng tổn thương phần tổ chức phổi bao gồm các cơ quan như phế nang, phế quản,… được Y học gọi là bệnh viêm phổi. Nguyên nhân dẫn đến tổn thương này phần lớn là do sự tấn công vi rút, ký sinh trùng hoặc các loại nấm…

Bệnh lý thường phổ biến ở trẻ sơ sinh, người cao tuổi, người có bệnh lý nền và đặc biệt là người có sức đề kháng kém. Càng để lâu, tình trạng tổn thương tổ chức phổi càng nặng dẫn đến bệnh nhân khó thở và tử vong sau một thời ngắn.

Do mức độ nguy hiểm của bệnh, nhiều người đặt ra câu hỏi “viêm phổi có chữa được không?”. Đại tá – Bác sĩ Nguyễn Bá Vưỡng (Phó khoa Đông y –  Viện YHCT Quân đội, Cố vấn cao cấp Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường) cho biết, với sự phát triển của Y học hiện đại, có rất nhiều phương chữa trị bệnh hiệu quả đã ra đời. Tuy nhiên, để chắc chắn có thể điều trị dứt điểm được bệnh hay không phải dựa trên kết quả khám tổng quan thực tế của từng người bệnh.

Nguồn: pacificcross.com.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *