Những yếu tố gây ra bệnh loãng xương

415
nhức cột sống

Bệnh loãng xương là bệnh thường tiến triển thầm lặng. Vì vậy người bệnh sẽ không để ý và dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Bệnh càng ngày có tỷ lệ gia tăng cao, bệnh khiến bộ xương hoạt động yếu, dễ gãy và giòn. Và thường khi bị gãy xương người bệnh mới phát hiện ra. Vậy nguyên nhân gây bệnh là do đâu? Làm thế nào để phát hiện ra bệnh được sớm nhất? Có những cách điều trị như thế nào?. Diaockiengiang mời bạn đọc bài viết dưới đây của chúng tôi để có thể hiểu rõ nhất nhé.

Bệnh loãng xương là gì?

Bệnh loãng xương là tình trạng rối loạn chuyển hóa của bộ xương. Đặc trưng bởi sự giảm mật độ xương và chất lượng xương, xương bị giảm sức mạnh, trở nên yếu, giòn. Chỉ cần ngã hoặc một va chạm nhẹ cũng có thể dẫn tới gãy xương. Loãng xương được chia làm hai loại là loãng xương nguyên phát và loãng xương thứ phát.

– Loãng xương nguyên phát: do quá trình lão hóa của tạo cốt bào. Gây nên sự mất cân bằng giữa hủy xương và tạo xương. Loãng xương nguyên phát gồm loãng xương tuổi già và loãng xương sau mãn kinh.

– Loãng xương thứ phát: là loại loãng xương liên quan đến một số bệnh mạn tính. Ví dụ như bệnh đái tháo đường, bệnh cường giáp, bệnh to đầu chi, bệnh gan mạn tính, thiếu dinh dưỡng, cắt dạ dày, viêm khớp dạng thấp, bệnh lý cột sống, các bệnh di truyền như bệnh nhiễm sắc tố sắc… hoặc do sử dụng lâu ngày một số thuốc như corticoid, thuốc lợi tiểu, heparin,.

bệnh loãng xương là gì

Những nguyên nhân nào gây bệnh loãng xương?

Xương là một cơ quan luôn trong trạng thái liên tục đổi mới. Xương mới sẽ liên tục được tạo ra và xương cũ bị phá vỡ. Khi bạn còn trẻ, cơ thể tạo ra xương mới nhanh hơn. Do đó khối lượng xương sẽ tăng lên. Hầu hết mọi người đạt được khối lượng xương cao nhất vào khoảng 20 tuổi.

Xương bình thường cần các khoáng chất canxi và phosphate để tạo thành. Nếu cơ thể không nhận đủ canxi từ chế độ ăn uống, việc hình thành các mô xương và xương có thể bị ảnh hưởng.

Các nguyên nhân chính gây bệnh loãng xương bao gồm lão hóa dẫn đến sự sụt giảm estrogen ở phụ nữ mãn kinh . Và suy giảm testosterone (hormone nam) ở nam giới.

Khi lớn tuổi, khối lượng xương bị mất đi nhanh hơn nó được tạo ra, Từ đó gây nên bệnh loãng xương. Do đó, khả năng bị loãng xương của bạn phụ thuộc vào khối lượng xương cao nhất mà bạn đã đạt được khi còn trẻ. Nếu khối lượng xương cao nhất nhiều. Tức là bạn đã “dự trữ” được nhiều xương hơn và càng ít khả năng bị loãng xương khi về già.

nguyên nhân gây bệnh loãng xương

Triệu chứng điển hình của loãng xương

Loãng xương không có triệu chứng rõ ràng. Thường chỉ tới khi có triệu chứng thì loãng xương đã ở mức độ nặng. Khoảng 60% trường hợp xẹp đốt sống do loãng xương không có biểu hiện lâm sàng. Các triệu chứng phổ biến của loãng xương là. Đau lưng, giảm chiều cao, gù vẹo cột sống (còng lưng), gãy xương sau một chấn thương rất nhẹ.

Chẩn đoán loãng xương bằng kỹ thuật đo mật độ xương.

 Những yếu tố và nguy cơ gây loãng xương

– Nguy cơ loãng xương tăng ở người cao tuổi, người nhẹ cân, người có lối sống tĩnh tại. Ít hoạt động thể lực, nghiện rượu, café, thuốc lá, ăn chế độ ăn thiếu canxi và vitamin D.

– Những người thiếu hormone sinh dục do cắt bỏ buồng trứng, mãn kinh sớm, mắc một số bệnh nội tiết.

– Những người có tiền sử gãy xương (bản thân hoặc gia đình).

– Bệnh còn tăng ở những người phải dùng một số thuốc kéo dài như Corticoid, thuốc chống động kinh…

Biến chứng có thể gặp của loãng xương

– Biến dạng cột sống: rất hay gặp ở nữ giới với hình ảnh lưng còng. Người bệnh loãng xương có thể bị gù vẹo cột sống. Nếu bị loãng xương đốt sống ngực có thể dẫn đến biến dạng lồng ngực. Nặng hơn có thể gây khó thở.

– Gây giảm khả năng vận động của người bệnh. Thâm chí có thể gây tàn phế làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng sống của người có tuổi.

– Gãy xương: là biến chứng nguy hiểm hàng đầu trong các biến chứng của loãng xương. Phần lớn tình trạng gãy xương do loãng xương xảy ra ở xương đùi, xương cổ tay, thân đốt sống… Hậu quả của gãy xương có thể là tàn tật vĩnh viễn (50%), cũng có tới 20% người bệnh tử vong.

Gãy xương không chỉ khiến người bệnh đau đớn, tàn tật hoặc thậm chí tử vong. Mà còn là gánh nặng kinh tế với người bệnh. Có tới 30% các ca gãy xương hông cần đến sự chăm sóc điều dưỡng dài ngày. Người bệnh phụ thuộc vào sự hỗ trợ của người khác ngay cả trong những hoạt động sinh hoạt tối thiểu.

Bên cạnh đó việc nằm lâu bất động ở những bệnh nhân gãy xương do loãng xương có thể dẫn đến những biến chứng khác như viêm phổi, tắc mạch chi…

Đối với trường hợp gãy thân đốt sống có thể để lại hậu quả tàn tật vĩnh viễn hoặc những cơn đau dai dẳng nhiều năm. Nhiều người bị biến dạng đốt sống có thể gây ảnh hưởng tới khả năng hít thở của người bệnh.

– Lún xẹp đốt sống. So với gãy xương thì lún xẹp đốt sống ít gây tử vong cho người bệnh nhưng lại thường gây ra tàn tật vĩnh viễn. Ảnh hưởng sinh hoạt của người bệnh (giảm chiều cao, tư thế gù).

biến chứng loãng xương

Phương pháp phòng ngừa bệnh loãng xương

Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh loãng xương, cần có chế độ ăn uống cung cấp đủ canxi và Vitamin D. Nhu cầu canxi cần đáp ứng đủ theo từng lứa tuổi. Nhu cầu canxi của trẻ em dưới 15 tuổi là 600-700 mg/ngày, trẻ trên 15 tuổi người lớn là 1000mg/ngày. Và ở người trên 50 tuổi là 1200 mg/ngày. Canxi có nhiều trong các thực phẩm như tôm, cua, cá, sữa và các chế phẩm từ sữa..

Thường xuyên vận động, tập luyện thể lực ngoài trời để giúp hệ xương khỏe mạnh, cơ bắp dẻo dai, sức mạnh các hệ cơ quan như tim mạch, hô hấp được tăng cường. Đối với người cao tuổi nên đề phòng té ngã, việc tập luyện thể lực ở mức vừa phải không nên quá sức. Không hút thuốc lá, hạn chế sử dụng rượu bia và các chất kích thích.

Khi có các dấu hiệu đi đau mỏi ở cột sống, ở xương khớp, các xương dài, đau các cơ bắp, hay bị chuột rút, ớn lạnh ở các cơ,…cần đi khám bệnh ngay để phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.

Không được tự ý mua thuốc giảm đau để điều trị, việc lạm dụng thuốc Corticoid có thể gây ra những hậu quả rất nặng nề, làm tình trạng loãng xương thêm nặng và khó kiểm soát.

Nguồn: soyte.hanoi.gov.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *