Chế độ ăn uống hợp lý, nguyên nhân và cách điều trị cho người bệnh Gout

926
bệnh nhân bị gout

Những cơn đau của bệnh gout thường là nỗi ám ảnh của đấng mày râu chúng ta. Bệnh gout ảnh hưởng phần lớn từ việc ăn uống, rối loạn chuyển hóa các chất có trong thức ăn, điển hình là thịt gà và hải sản. Cộng thêm việc uống nhiều rượu bia và chính vì thế nên nam giới là đối tượng dễ mắc bệnh nhất. Hiện nay có khá nhiều phương pháp chữa bệnh gout, giúp giảm tối đa những cơn đau cho người bệnh, nhưng không phải ai cũng biết. Vì vậy bài viết dưới đây của diaockiengiang sẽ hướng dẫn bạn nhé.

Bệnh Gout là gì

Bệnh Gout là bệnh rối loạn chuyển hoá liên quan đến ăn uống. Do nồng độ axit uric quá cao trong huyết tương dẫn đến lắng đọng các tinh thể urat (muối của axit uric) hoặc tinh thể axit uric.

Nếu lắng đọng ở khớp (ở sụn khớp, bao hoạt dịch) sẽ làm cho khớp bị viêm. Gây đau đớn, lâu dần dẫn đến biến dạng, cứng khớp. Nếu lắng đọng ở thận sẽ gây ra bệnh thận do urat (viêm thận kẽ, sỏi thận…). Bệnh thường gặp nhiều ở nam giới tuổi 40 trở lên, thường có những đợt kịch phát, tái phát nhiều lần.

Những biểu hiện thường gặp của bệnh Gout

  • Viêm khớp cấp tính: Sưng, đau nhức khớp nhất là khớp đốt bàn và ngón chân cái.
  • Lắng đọng sạn urat: Là trường hợp những cục hay hạt urat nổi dưới da di động được dưới vành tai. Mỏm khuỷu, xương bánh chè hoặc gần gân gót.
  • Sỏi urat, axit uric trong hệ thống thận-tiết niệu, viêm thận kẽ, suy thận.
  • Xét nghiệm máu thấy axit uric tăng cao trên 400 micromol/lit.

Những đối tượng có nhiều nguy cơ bị tăng mắc bệnh Gout

  • Có tiền sử gia đình bị bệnh gout.
  • Thừa cân và béo phì.
  • Ăn uống không hợp lý, ăn quá nhiều các loại thực phẩm chứa nhiều nhân purin.
  • Nghiện rượu, nghiện cà phê.
  • Dùng nhiều thuốc lợi tiểu như hypothiazid, lasix… có thể làm tăng axit uric và gây ra các đợt Gout cấp tính.

Nguyên nhân gây bệnh gút là gì?

nguyên nhân bệnh gout

Bệnh gút ban đầu là do dư thừa axit uric trong máu hoặc tăng axit uric máu gây ra. Axit uric được sản xuất trong cơ thể. Cụ thể là do quá trình phân hủy purin, hợp chất hóa học có nhiều trong một số loại thực phẩm như thịt. Thịt gia cầm và hải sản.

Thông thường, axit uric được hòa tan trong máu và đào thải khỏi cơ thể qua nước tiểu. Nếu cơ thể sản xuất quá nhiều axit uric. Nó có thể tích tụ và hình thành các tinh thể, từ đó gây ra viêm và đau ở khớp cũng như các mô xung quanh.

Những phương pháp điều trị bệnh gút là gì?

Phần lớn người bị gout có thể được điều trị bằng thuốc. Thuốc trị gút thường giúp làm giảm triệu chứng của bệnh. Đồng thời ngăn ngừa những đợt bùng phát và giảm thiểu nguy cơ gặp phải các biến chứng.

Các loại thuốc trị gút thường được sử dụng bao gồm:

  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)
  • Colchicine
  • Corticosteroid

Các thuốc trên có tác dụng làm giảm viêm và đau ở những khu vực bị ảnh hưởng bởi bệnh gút. Và thường được dùng bằng đường uống.

Bác sĩ cũng có thể chỉ định một số thuốc để làm giảm sản xuất axit uric. Hoặc cải thiện chức năng của thận để loại bỏ axit uric khỏi cơ thể.

Nếu không được điều trị, một cơn gút cấp sẽ ở mức nghiêm trọng nhất trong khoảng từ 12 – 24 giờ sau khi khởi phát. Một người có thể phục hồi sức khỏe trong vòng 1 – 2 tuần mà không cần điều trị. Tuy nhiên, những cơn đau ở mức độ nặng hơn cũng có thể xuất hiện trong giai đoạn này.

Chế độ ăn hợp lý cho người bị bệnh Gout

bệnh gout

Người bị bệnh Gout nên:

  • Bổ sung thêm 500 – 1000mg vitamin C hàng ngày.
  • Uống nhiều nước để tăng cường đào thải acid uric, nên uống nước khoáng kiềm.
  • Chỉ nên ăn các loại thịt có màu trắng (thịt cá sông, thịt lườn gà, thịt heo …). Vì thịt có màu trắng thường ít purin hơn, lượng protein cần thiết cho cơ thể mỗi ngày là 50-100g.
  • Tinh bột và thực phẩm giàu carbohydrate là loại thực phẩm quan trọng đối với người bệnh gout, bởi nó chứa một lượng purin an toàn. Chúng có chức năng làm giảm và hòa tan acid uric trong nước tiểu. Vì vậy, người bệnh có thể thoải mái ăn mì, phở, bún, khoai, bánh mì, ngũ cốc, gạo, mì….
  • Tăng cường các loại thực phẩm thảo dược có chức năng đào thải axit uric trong máu ra ngoài như cherry, dâu tây, cải bẹ xanh, cam, lá sake.
  • Người bệnh có thể ăn thoải mái các loại rau củ vì chúng chỉ chứa khoảng 20-25 mg purin, trừ một số loại như nấm, giá đỗ, măng tây. Các loại rau ít purin dành cho người bệnh gout là rau cần, dưa chuột, súp lơ, cải bắp, cải xanh, các loại cà….
  • Nên thay thế các loại dầu bằng dầu ô liu, dầu lạc, dầu vừng….để giảm bớt lượng chất béo.
  • Khi chế biến nên ưu tiên các món hấp, luộc, hạn chế tối đa các món ăn chiên, xào nhiều dầu mỡ.

hình ảnh bệnh gout

Người mắc bệnh Gout nên tránh những thực phẩm gì?

Hạn chế tối đa các thực phẩm có lượng purin cao như nội tạng động vật, thịt bò, tôm, cua, ghẹ, thịt thú rừng, thịt gia cầm, các loại động vật có vỏ (sò, ốc, hến…..). Những thực phẩm này dễ làm tăng nguy cơ hình thành bệnh gout cấp tính.

  • Một số loại rau không tốt cho người bệnh gout là rau bina, cải bắp, măng tây và nấm.
  • Hạn chế chất béo trong khẩu phần ăn bằng cách chọn thịt nạc. Gia cầm không ăn da và các sản phẩm sữa ít chất béo.
  • Tránh các loại hoa quả chua, đồ lên men, các loại nấm, măng, giá đỗ trong thực đơn bởi chúng có thể làm tăng tốc độ tổng hợp axit uric trong cơ thể
  • Một số loại gia vị như ớt, hạt tiêu cũng nên dùng hạn chế vì chúng có thể gây hưng phấn thần kinh tự chủ gây tái phát bệnh gout.
  • Tránh uống rượu bởi rượu làm gia tăng sự tạo axit uric trong gan và ngăn cản thận thải axit uric.

Khi mắc phải bệnh gout thì chế độ ăn uống là điều vô cùng quan trọng để có thể chung sống hòa bình và chiến đấu với căn bệnh này.

Nguồn: vinmec.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *