Giấc ngủ là rất quan trọng, nó giúp chúng ta cân bằng lại cơ thể, lấy lại năng lượng cho một ngày mới làm việc. Nhưng với cuộc sống tấp nập, bộn bề, căng thẳng trong thời đại công nghệ hiện nay. Khiến cho giấc ngủ của chúng ta không được ngon giấc, cơ thể mệt mỏi, hay cáu gắt. Từ đó, năng suất công việc cũng như tâm trạng ảnh hưởng rất nhiều. Nếu bạn đang trong tình trạng mắc phải bệnh mất ngủ, trằn trọc cả đêm trong một thời gian dài thì đừng nên xem thường nó nhé. Và hãy đọc bài viết của diaockiengiang dưới đây để có thể thêm nhiều kiến thức cho bản thân mình nhé.
Mục lục
Những biểu hiện của bệnh mất ngủ
– Trằn trọc khó ngủ
– Thức giấc nhiều lần giữa đêm
– Không ngủ được cả đêm
– Thức dậy quá sớm và không ngủ lại được.
Bệnh mất ngủ có thể gây ảnh hưởng trầm trọng đến mọi sinh hoạt trong ngày như: Buồn ngủ cả ngày; suy nghĩ phán đoán kém và chậm chạp; không thể tập trung vào chi tiết; không nhớ sự việc ngay cả khi vừa mới xảy ra; dễ bị kích động vì những chuyện nhỏ nhặt.
Lý do vì sao bị mất ngủ?
– Mất ngủ tạm thời hay ngắn hạn: Từ vài ngày đến vài tuần, thường do những yếu tố tác động tức thì như: mất việc, mất người thân…
– Mất ngủ kéo dài: Hơn 1 tháng, thường kèm với các bệnh lý về thể chất hay tâm thần… với những nguyên nhân thường gặp như nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh. Phòng ngủ không thoáng khí, thay đổi môi trường sống. Rối loạn về tâm – thần kinh như stress kéo dài, tức giận hay lo buồn. Quá lo lắng về chứng mất ngủ, ngủ quá nhiều vào ban ngày và các bệnh lý khác.
Điều chỉnh chế độ sinh hoạt giúp dễ ngủ
– Lập thời gian biểu: Đi ngủ đúng giờ vào mỗi đêm và thức dậy đúng giờ mỗi sáng. Không nên ngủ muộn vào ngày cuối tuần vì sẽ phá hỏng chu kỳ ngủ mà cơ thể đã quen. Không ngủ quá nhiều ban ngày hay quá 7-8 giờ/ngày.
– Thư giãn trước khi ngủ. Tắm nước ấm, đọc sách báo, xem tivi (thể loại giải trí nhẹ nhàng), nghe nhạc hay tập thể dục nhẹ nhàng (15-30 phút buổi chiều). Ngoài ra có thể tập yoga hay tập thiền để giúp cân bằng lại tinh thần. Giữ nhiệt độ phòng ngủ thích hợp, sẽ giúp dễ ngủ và không thức giấc giữa đêm.
Chế độ ăn uống như thế nào khi bị mất ngủ
– Hạn chế tối đa những thực phẩm có chất Cafe, nicotine vào buổi tối. Dùng quá nhiều cafe sẽ bị mất ngủ, tuy nhiên liều lượng tùy thuộc vào thể chất, thói quen của mỗi người. Người hút thuốc lá thường chỉ ngủ chập chờn và sẽ bị thức giấc vì một tiếng động nhỏ. Đôi khi không thể ngủ lại được.
– Hạn chế uống rượu. Uống một ly rượu cocktail trước khi đi ngủ là một trong những phương cách cổ điển giúp dễ ngủ. Tuy nhiên điều này chỉ đúng khi uống vừa phải. Vì nếu say xỉn sẽ làm hôn mê bất tỉnh, giấc ngủ trở nên tồi tệ hơn.
– Ăn trước khi ngủ: Một bữa ăn thịnh soạn trước khi đi ngủ có thể làm đầy bụng, khó tiêu. Gây khó chịu khi nằm và dẫn đến khó ngủ. Tuy nhiên, nếu ăn ít quá sẽ bị thức giấc ban đêm vì đói bụng (hạ đường huyết). Vì vậy bữa chiều cần ăn đủ no (trước lúc đi ngủ 2-3 giờ và tránh những món ăn khó tiêu).
– Thay đổi chế độ ăn. Nhiều nghiên cứu cho thấy một số loại thực phẩm có thể giúp dễ ngủ. Vì có nhiều chất tryptophan như thịt gà tây, sữa, bơ, phô mai, một số loại đậu, ngũ cốc.
– Thuốc bổ sung các vitamin và chất khoáng: Viên thuốc bổ sung các vitamin nhóm B và C có thể giúp giảm stress và lo lắng. Một nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp Mỹ cho thấy phụ nữ tiền mãn kinh có chế độ ăn ít chất đồng (<1mg/ngày) thì thường bị khó ngủ và ít sảng khoái vào buổi sáng.
Một số chế độ khác
Ngoài ra, những phụ nữ chỉ dùng 5-6mg sắt mỗi ngày sẽ dễ bị thức giấc vào ban đêm và ngủ kém hơn những người dùng đủ 10-15mg. Tuy nhiên khi cả nồng độ sắt và đồng trong máu đều thấp thì sẽ làm bệnh nhân ngủ nhiều hơn và điều này không phải là tốt. Thực phẩm có nhiều đồng là tôm hùm, hàu, các loại hạt, hột, nấm và đậu phơi khô.
– Dùng nhiều thuốc có nhôm gây khó ngủ: nghiên cứu cho thấy những người dùng trên 1000mg nhôm/ngày thì sẽ bị ngủ kém. Con người hấp thu nhôm từ không khí, nước và cũng như từ các dụng cụ nhà bếp (xoong, chảo, muỗng, nhôm…), nhưng với liều này thường không gây vấn đề gì.
Nhưng nếu dùng thuốc kháng acid (đau dạ dày) mỗi ngày, nhất là thuốc dạng dịch lỏng, thì cần lưu ý mỗi muỗng cà phê thuốc có chứa đến 200-250mg nhôm. Nếu bị thức giấc giữa đêm khi dùng những thuốc này thì nên ngưng thuốc trong vài tuần để xem giấc ngủ có được cải thiện hay không.
– Tham vấn bác sĩ: Cần điều trị những bệnh lý nội khoa khác gây khó chịu về thể chất và ngăn cản giấc ngủ. Nếu bị mất ngủ kéo dài hơn 1 tháng mà không rõ nguyên nhân. Cần phải đi khám bác sĩ tâm – thần kinh, không nên tự ý hay lạm dụng thuốc ngủ.
Tác hại của bệnh mất ngủ
Dù là bị mất ngủ thoáng qua hay là mất ngủ mãn tính đều gây ra những tác hại như:
Tinh thần không tươi tỉnh, tỉnh táo, thường xuyên thấy buồn ngủ, kém linh hoạt.
Cơ thể mệt mỏi, dễ cáu gắt, giảm khả năng tập trung chú ý, trầm cảm.
Ảnh hưởng đến khả năng làm việc và học tập. Tinh thần không tỉnh táo dễ gây ra tai nạn khi lái xe, vận hành máy móc …
Chẩn đoán mất ngủ bằng cách nào?
Mất ngủ thường được chẩn đoán thông qua thăm khám lâm sàng (khai thác triệu chứng và tiền sử bệnh lý). Sau đó, bác sĩ có thể đề nghị thực hiện một số kỹ thuật chuyên sâu nhằm xác định nguyên nhân gây ra bệnh lý này như:
Xét nghiệm máu giúp phát hiện các vấn đề về tuyến giáp, tiểu đường, bệnh gout,…
Đối với những trường hợp phức tạp. Bác sĩ có thể đề nghị bệnh nhân ngủ lại tại bệnh viện để thu thập thêm dữ liệu phục vụ cho quá trình chẩn đoán. Trong khi ngủ, bác sĩ sẽ theo dõi chặt chẽ nhịp tim, hơi thở.Chuyển động cơ thể, cử động mắt, sóng não,… để tìm ra nguyên nhân.
Trên thực tế, quy trình chẩn đoán mất ngủ phụ thuộc hoàn toàn vào tình trạng sức khỏe của từng trường hợp. Vì vậy, bác sĩ có thể chỉ định một số kỹ thuật chẩn đoán không được đề cập trong bài viết.