Bệnh cảm cúm, nguyên nhân, triệu chứng và cách chăm sóc người bệnh

975
bệnh cảm cúm

Bệnh cảm cúm là loại bệnh thường gặp nhất trong cuộc sống chúng ta. Và bất kể mùa nào cũng có thể bị bệnh cảm cúm. Bệnh cảm cúm tuy không quá nguy hiểm nhưng nếu người bệnh xem thường và không điều trị triệt để rất có thể sẽ bị bệnh lại. Không khó để có thể biết được những cách điều trị bệnh cảm cúm. Nhưng chữa như thế nào ứng với từng nguyên nhân và triệu chứng người bệnh thì không phải ai cũng biết. Theo dõi bài viết dưới đây của diaockiengiang để có thể hiểu rõ hơn nhé.

Cảm cúm là bệnh gì?

Bệnh Cúm, hay còn gọi là cảm cúm, là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do các virus cúm gây ra.Người bệnh cảm cúm sẽ bắt đầu đột ngột và thường kéo dài 7 đến 10 ngày. Hầu hết mọi người bình phục hoàn toàn. Tuy nhiên đối với người già, trẻ nhỏ và người có hệ miễn dịch yếu.

Cúm có thể chuyển biến nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến tử vong do các biến chứng. Ngoài ra, hiện nay các loại virus cúm nguy hiểm. Có khả năng lây lan rộng, đang ngày càng xuất hiện nhiều hơn như H5N1, H1N1, H7N9…
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hàng năm có khoảng 10 – 15% dân số mắc bệnh cúm. Tỷ lệ tử vong do cúm ước tính khoảng 250.000 – 500.000 người. Năm 2009 dịch cúm A/H1N1 tại nhiều nước trong đó có Việt Nam làm hàng trăm người tử vong. Mùa của dịch cúm thường là vào mùa thu và mùa đông.

Những ai thường mắc phải cảm cúm?

Cúm là một bệnh hết sức phổ biến, mà bất cứ ai cũng có thể mắc phải. Thông thường, trung bình một người trưởng thành có thể bị cúm 2-3 lần/năm. Trẻ em có thể bị đế 6-7 lần/năm. Các đối tượng dễ mắc bệnh cúm bao gồm:

  • Trẻ dưới 5 tuổi;
  • Người trên 65 tuổi;
  • Phụ nữ mang thai;
  • Người có hệ miễn dịch yếu;
  • Người bị béo phì nặng;
  • Người mắc các bệnh mãn tính như hen suyễn, bệnh tim, bệnh thận hoặc đái tháo đường

Nguyên nhân gây ra cúm (cảm cúm) là gì?

tìm hiểu bệnh cảm cúm

Bệnh cảm cúm gây ra bởi virus được phân loại theo loại A, B và C. Loại A là dạng phổ biến nhất.
Bạn sẽ nhiễm virus gây bệnh cúm khi hít vào các giọt nhỏ chất dịch mà người bệnh ho hoặc hắt hơi vào không khí. Hoặc do tiếp xúc với vật mà người mắc bệnh đã chạm vào. Ngoài ra, một số chủng loại virus cúm có thể lây truyền từ các loài động vật. Ví dụ như gia cầm, chim, heo… bị nhiễm bệnh khi chúng ta tiếp xúc với chúng hoặc ăn thức ăn làm từ chúng.

Triệu chứng bệnh cảm cúm 

Sốt cao, có khi lên tới 39-40 độ C, thân nhiệt không ổn định. Có cảm giác ớn lạnh, hoặc rét run, nhức đầu, ù tai, chóng mặt, hoa mắt, hắt hơi, xổ mũi, ho, khàn tiếng…

Cách ly người bệnh cảm cúm

Cần cách ly bệnh nhân bị cảm cúm với những người không bị mắc bệnh sống trong gia đình càng nhiều càng tốt nếu có thể. Ít nhất là 5 ngày sau khi bắt đầu có các triệu chứng biểu hiện. Đặc biệt đối với những người có sức đề kháng yếu và dễ lây nhiễm cúm như người già, trẻ em, người có sức khỏe không ổn định.

Người bệnh cảm cúm nên ở nhà cách ly để khỏi lây nhiễm cảm cúm cho người khác. Trường hợp bắt buộc phải ra khỏi nhà, bệnh nhân nên đeo khẩu trang y tế. Và che miệng, mũi khi ho, hắt hơi, sử dụng khăn giấy để ngăn các chất tiết hô hấp. Nhằm tránh nguy cơ lây bệnh cảm cúm cho những người khác.

cách ly người bệnh cảm cúm

Làm gì khi bị cảm cúm

Bệnh nhân bị cảm cúm cần được nghỉ ngơi, thư giãn ở những nơi thoáng khí, tránh gió, tránh nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp. Không nên cho bệnh nhân nằm phòng máy lạnh vì sẽ khiến bệnh cảm cúm khó thuyên giảm. Và làm cho các triệu chứng khan cổ, khàn tiếng trầm trọng thêm.

Cho bệnh nhân cảm cúm uống thuốc hạ nhiệt

Theo chỉ định của bác sĩ (như paracetamol, cảm xuyên hương…) và uống vitamin C liều cao. Còn đối với những người bị cảm cúm có tiền sử loét dạ dày – tá tràng không được uống aspirin, APC, vitamin C.

Cho bệnh nhân cảm cúm mặc áo quần thoáng mát và xông các lá thơm

Ví dụ (như lá chanh, lá bưởi, lá tía tô, kinh giới, bạc hà, lá sả, tần dày lá (húng chanh), húng quế, ngũ trảo, từ bi, long não, bồ bồ (thuỷ xương bồ) để thông mũi, giải cảm, toát mồ hôi độc ra ngoài và tạo cảm giác dễ chịu, thư giãn cho cơ thể người bệnh.

Chăm sóc thường ngày

  • Hằng ngày, người bệnh bị cảm cúm nên nhỏ mũi bằng thuốc sát khuẩn và uống 1 ly tỏi băm nhuyễn pha nước ấm.
  • Người bị cảm cúm cần ăn thực phẩm lỏng, nóng, dễ tiêu, uống nhiều nước (oresol, nước quả tươi, cháo giải cảm, nước chanh tươi ấm pha mật ong…), nhất là với người cao tuổi và trẻ em.
  • Bị cảm cúm thường nhưng sốt sau 7 ngày mà người bệnh vẫn không giảm hoặc tái sốt cần đến cơ sở y tế ngay vì có thể bị bội nhiễm vi khuẩn và các biến chứng nguy hiểm khó lường khác.

Những lưu ý đối với người bệnh cảm cúm 

– Cần đeo khẩu trang trong quá trình tiếp xúc với người cảm cúm, nhỏ mũi thuốc sát khuẩn, thường xuyên rửa tay sau và trước khi tiếp xúc với bệnh nhân bằng nước rửa tay diệt khuẩn.

– Chú ý bồi dưỡng thêm chất bổ để đảm bảo sức khỏe khi chăm người bệnh cảm cúm, nên ăn thêm gia vị làm ấm cơ thể và có tính kháng khuẩn (như hành, tỏi, gừng…), ăn nhiều rau quả trái cây tươi chứa nhiều vitamin C (chanh, cam, quýt…) để tăng cường sức đề kháng chống lại vi khuẩn gây bệnh cảm cúm.

– Mỗi ngày nên uống 1 ly trà gừng ấm và 1 lý tỏi băm nhuyễn pha nước để giảm thiểu tối đa nguy cơ bị lây bệnh cảm cúm.

– Đồ dùng của người cảm cúm (như bát, đũa, thìa, cốc, chén…) hằng ngày nên luộc sôi, tốt nhất là nên dùng riêng, không ôm áo quần bẩn của người bệnh vào người.

– Tuyệt đối không ăn thức ăn thừa của người bị cảm cúm.

– Khăn giấy của bệnh nhân cảm cúm đã sử dụng nên để trong túi và xử lý với các loại rác thải khác.

– Khi thấy dấu hiệu của bị cảm cúm như: sổ mũi, nhức đầu, đau mình mẩy, mắt đỏ, gai gai rét, phải cách ly và khám, điều trị ngay.

Nguồn: benhvien108.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *