Những thực phẩm mẹ tuyệt đối tránh cho trẻ ăn khi bị sốt

430
trẻ khó chịu khi bị sốt

Trẻ em khi bị sốt thường rất khó chịu và biếng ăn. Chăm sóc trẻ khi sốt luôn là nỗi lo lắng hàng đầu của các bà mẹ. Từ việc tắm rửa, đến những thực phẩm dành cho trẻ ăn khi sốt luôn trở thành nỗi trăn trở của các mẹ. Bên cạnh việc tìm hiểu về các thức ăn cung cấp dinh dưỡng cho bé khi bị sốt ra. Thì mẹ nên tìm hiểu cả những thực phẩm không nên cho trẻ ăn khi đang sốt. Tránh trường hợp cho trẻ ăn những thực phẩm kiêng kỵ làm bệnh tình thêm nặng và lâu khỏi hơn. Vậy những thực phẩm mẹ tuyệt đối không nên cho trẻ ăn khi bị sốt là gì? Hãy cùng chúng tôi điểm qua những thực phẩm này một chút nhé!

Những thực phẩm chứa nhiều đường

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, khi cơ thể bị sốt, nạp nhiều thực phẩm đường vào cơ thể sẽ giảm khả năng cô lập. Ngoài ra còn làm phá hủy của các bạch cầu đối với vi khuẩn. Chưa kể, dung nạp nhiều đường khiến cơ thể nóng và khó phát tán nhiệt ra khỏi cơ thể và lâu hạ sốt. Do đó, với các loại bánh kẹo, nước ngọt, mật ong, đường… mẹ nên tránh cho trẻ sử dụng trong giai đoạn này. Nếu trẻ đòi, mẹ có thể cho bé ăn đồ ăn có vị ngọt tự nhiên, ít đường như: nước dừa, nước ép hoa quả…

Nước trà đặc

nước trà đặc

 

Chất ta – nanh trong trà sẽ khiến nhiệt độ cơ thể trẻ tăng lên và lâu hạ sốt hơn bình thường. Ngoài ra, khi trẻ uống nhiều trà sẽ khiến não bị kích thích. Tăng nhiệt độ cơ thể hoặc làm mất tác dụng của thuốc hạ sốt. Đối với trẻ nhỏ, tốt nhất không nên cho trẻ uống trà đặc kể cả khi trẻ khỏe mạnh. Uống trà sẽ làm trẻ khó ngủ, dễ gây đói bụng, hoặc có thể là say nước trà. Dù là trà tươi hay trà khô thì cũng không nên cho trẻ sử dụng.

Đồ cay nóng

ớt cay nóng

 

Thực phẩm cay sẽ làm tăng nhiệt trong cơ thể vì vậy, với trẻ đang bị sốt, nhiệt độ cơ thể sẽ lâu hạ hơn. Một số thực phẩm mẹ nên tránh cho trẻ như tiêu, ớt, tương…Ngoài ra, mẹ cũng nên hạn chế nấu đồ ăn cần chấm tương ớt. Để đảm bảo trẻ không đòi ăn cay trong giai đoạn này. Bên cạnh đó, nếu bình thường trẻ ăn quá nhiều đồ cay nóng sẽ ảnh hưởng tới vị giác và dạ dày. Nặng nhất là sẽ bị viêm loét dạ dày, nhiệt miệng và nóng trong người. Chỉ nên cho trẻ sử dụng những thực phẩm lành tính, mang tính hàn để giúp cho cơ thể không bị nóng. Đây cũng là một trong yếu tố cần thiết mà bố mẹ cần lưu ý khi cho bé ăn.

Thức ăn chứa nhiều cholesterol

Các loại thực phẩm khó tiêu và giàu cholesterol cũng không nên được sử dụng nhiều trong giai đoạn này. Vì chúng sẽ khiến trẻ đầy bụng, khó chịu. Do hệ tiêu hóa trẻ khi bị ốm sẽ yếu hơn bình thường và khó ăn được thực phẩm khó tiêu. Mẹ nên cho trẻ ăn thực phẩm loãng như cháo, nước trái cây để dễ tiêu và bổ sung nước. Đặc biệt nên ép nước các loại rau xanh hoặc trái cây. Giúp trẻ ăn uống được dễ hơn và tạo cảm giác ngon miệng cho trẻ. Cho trẻ uống nhiều nước lọc. Tránh việc cho trẻ uống quá nhiều nước ngọt sẽ không tốt cho cơ thể trẻ khi bị sốt.

Thức ăn lạnh

Kem, nước đá, nước lạnh… đều là thực phẩm hấp dẫn trẻ nhưng nên hạn chế ăn khi sốt. Vì đồ lạnh vào cơ thể sẽ khiến trẻ phải hao thêm năng lượng để làm nóng thực phẩm. Mẹ có thể cho trẻ ăn nhưng với số lượng vừa phải.

Bên cạnh đó, đồ ăn lạnh và nước đá không hề có tác dụng hạ sốt. Mà lại dễ khiến trẻ bị viêm họng, viêm thanh quản. Vì vậy, mẹ nên:

  • Hâm nóng đồ ăn, sữa trước khi cho trẻ ăn.
  • Không sử dụng nước đá, nước lạnh để cho trẻ uống hay pha thuốc.

Các loại trứng

trứng gà

 

Mặc dù trứng rất giàu protein và rất tốt cho trẻ trẻ nhỏ. Nhưng khi bị bệnh, sốt, trẻ ăn nhiều trứng sẽ sinh ra nhiệt lớn trong cơ thể và khó hạ sốt hơn. Vì vậy, thay vì ăn trứng mẹ có thể cho trẻ ăn lươn, thịt rùa, trai, chim bồ câu, ếch, gà ác…Trong trứng gà có nhiều có albumin và ovoglobumin. Đây là protein hoàn toàn, dễ hấp thu nên được cơ thể hấp thu 99,7%, sau khi ăn. Tuy nhiên, khi hai chất này đi vào cơ thể sẽ sản sinh ra rất nhiều nhiệt lượng khiến thân nhiệt tăng cao.

Những người bị sốt, đặc biệt là trẻ em tuyệt đối không được ăn trứng gà nếu không muốn nguy hiểm đến tính mạng. Việc cho trẻ bị sốt ăn trứng gà khiến cơ thể trẻ tăng nhiệt một cách đột biến, khó kiểm soát và hạ nhiệt được. Điều này sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh của bé, nặng hơn có thể thiệt mạng nếu cha mẹ không xử lý kịp thời.

Đồ ăn sống, thức ăn chưa nấu chín kỹ

Mẹ cần loại bỏ thức ăn sống, chưa nấu chín kỹ ra khỏi thực đơn cho trẻ bị sốt siêu vi do chúng có chứa nhiều vi khuẩn E.coli, Salmonella có thể khiến trẻ bị sốt siêu vi tiêu chảy thậm chí có thể gây ngộ độc thực phẩm. Thức ăn chưa chín kỹ cũng khiến hệ tiêu hóa của bé phải hoạt động mạnh để tiêu hóa. Vì vậy, khi bé bị sốt siêu vi, mẹ nên cho bé ăn chín, uống sôi để tình trạng bệnh không nặng hơn.

 Lưu ý về chế độ ăn cho trẻ bị sốt

Ngoài việc hạn chế 1 số đồ ăn không phù hợp, mẹ cần lưu ý về chế độ ăn phù hợp cho trẻ bị sốt siêu vi:

  • Bổ sung nước, điện giải cho trẻ: Nên cho trẻ uống oresol, nước cơm, nước ép trái cây.
  • Thực phẩm nên ăn cho trẻ bị sốt siêu vi
    • Dạng thức ăn: Cho trẻ ăn thức ăn dạng lỏng như cháo, các loại súp rau củ nấu kỹ với thịt (gà, lợn, bò).
    • Thức ăn giàu protein: Các loại thịt, đậu phụ, sữa non, sữa công thức.
    • Thức ăn có nhiều chất xơ: Các loại rau củ nấu kỹ.

Nguồn: vinacare.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *