Nhồi máu cơ tim – căn bệnh nguy hiểm chết người nhanh chóng
Trái tim – là một điểm sống của cơ thể. Tim luôn luôn phải hoạt động mọi lúc ngay cả khi cơ thể chúng ta đang nghỉ ngơi. Vì vậy không có trái tim cơ thể sẽ bị chết. Nhịp tim giúp chúng ta duy trì sự sống mỗi ngày. Nhưng nếu sẽ ra sao nếu chúng ta bị bệnh liên quan đến tim mạch, và đặc biệt là bệnh nhồi máu cơ tim. Đây là một căn bệnh thực sự phải nói là đáng sợ. Nó có thể khiến người bệnh bị tử vong trong khoảng thời gian rất ngắn nếu không được cấp cứu kịp thời. Bài viết của diaockiengiang sẽ đưa ra cho bạn những phân tích. Những nguyên nhân và triệu chứng cũng như cách nhận biết, xử lý khi rơi vào tình huống nhồi máu cơ tim gấp
Bệnh nhồi máu cơ tim cấp là như thế nào?
Bệnh nhồi máu cơ tim cấp xảy ra khi dòng máu nuôi dưỡng cơ tim đột ngột bị cắt đứt, gây tổn thương tế bào cơ tim và xuất hiện cơn đau ngực. Đây là kết quả của sự tắc nghẽn một hay nhiều động mạch vành. Sự tắc nghẽn phát triển chủ yếu do sự tích tụ các mảng bám lâu ngày trong lòng mạch, chủ yếu từ chất béo, cholesterol và một số chất khác.
Nguyên nhân dẫn đến nhồi máu cơ tim cấp
Trái tim chúng ta là cơ quan chính trong hệ thống tim mạch. Một phần quan trọng không kém là hệ thống động mạch. Chúng đưa máu giàu oxy đến cơ thể và tất cả các cơ quan của chúng ta.
Hệ thống động mạch vành đưa máu giàu oxy đến cơ tim. Khi các động mạch này bị tắc nghẽn hoặc bị thu hẹp do sự tích tụ mảng xơ vữa. Lưu lượng máu đến tim bị giảm đáng kể hoặc ngừng hoàn toàn. Khi mạch vành bị hẹp, xơ vữa, lưu lượng máu nuôi tim bị giảm có thể gây ra cơn đau tim. Tổn thương không hồi phục bắt đầu trong vòng 30 phút sau khi tắc nghẽn.
Một số yếu tố có thể dẫn đến tắc nghẽn trong các động mạch vành là:
Cholesterol xấu trong cơ thể
Cholesterol xấu, còn được gọi là lipoprotein mật độ thấp (LDL-C), là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tắc nghẽn trong động mạch. Cholesterol là một chất không màu được tìm thấy trong thực phẩm chúng ta ăn vào và cũng một phần do cơ thể chúng ta cũng tự sản sinh ra .
Không phải tất cả cholesterol đều xấu, nhưng LDL-C có thể dính vào thành động mạch và tạo ra mảng xơ vữa. Mảng xơ vữa là một chất cứng ngăn chặn lưu lượng máu trong động mạch. Khi mảng xơ vữa có hiện tượng nứt vỡ, các tiểu cầu trong máu kéo đến tác dụng hình thành cục máu đông, gây hẹp và tắc nghẽn lòng mạch.
Có nhiều chất béo bão hòa
Chất béo bão hòa cũng có thể góp phần vào sự tích tụ mảng xơ vữa trong động mạch vành. Chất béo bão hòa được tìm thấy chủ yếu trong thịt và các sản phẩm từ sữa, bao gồm thịt bò, bơ và phô mai. Những chất béo này có thể dẫn đến tắc nghẽn động mạch qua sự tăng lượng cholesterol xấu trong máu và giảm lượng cholesterol tốt.
Có nhiều chất béo chuyển hóa
Một loại chất béo khác góp phần vào làm tắc nghẽn động mạch là chất béo chuyển hóa, hoặc chất béo hydro hóa. Chất béo chuyển hóa thường được sản xuất nhân tạo và có thể được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm chế biến. Chất béo chuyển hóa thường được liệt kê trên nhãn thực phẩm là dầu hydro hóa hoặc dầu hydro hóa một phần.
Nguy cơ gây nhồi máu cơ tim cấp
Trong số các bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp tính. 70% các trường hợp tử vong là do tắc nghẽn từ các mảng xơ vữa động mạch.
Một số yếu tố nguy cơ gây nhồi máu cơ tim cấp như:
- Hút thuốc lá
- Lười vận động, không vận động thường xuyên
- Tăng huyết áp, Đái tháo đường, Gout
- Chế độ ăn không lành mạnh, bệnh béo phì
- Rối loạn mỡ máu di truyền (tăng Cholesterol, Triglycerid)
Ngoài ra, nguy cơ nhồi máu cơ tim cấp còn bị ảnh hưởng từ một số yếu tố như:
- Tuổi tác
- Giới tính
- Tiền sử gia đình có bệnh lý tim mạch
Các triệu chứng nhận biết một cơn nhồi máu cơ tim cấp
Với mong muốn giảm thiểu tỷ lệ tử vong do nhồi máu cơ tim cấp, cần phải nhận biết những biểu hiện xuất hiện ở giai đoạn sớm của nhồi máu cơ tim để có các phương pháp điều trị kịp thời. Vậy đâu là triệu chứng để giúp chúng ta nhận biết một cơn nhồi máu cơ tim cấp? Hãy cùng tìm hiểu dưới đây.Ngoài triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim cấp là đau ngực và khó thở, thì các triệu chứng xuất hiện rất đa dạng, phổ biến gồm có những triệu chứng sau:
- Tức nặng ngực
- Đau ở ngực, lưng, hàm và các nơi khác ở nửa trên cơ thể kéo dài trên 1 phút hoặc biến mất và quay trở lại
- Khó thở
- Đổ mồ hôi lạnh
- Buồn nôn, nôn
- Choáng váng hay chóng mặt đột ngột
- Nhịp tim nhanh
- Khả năng gắng sức bị giảm sút…
Điều quan trọng cần lưu ý là không phải tất cả những người nhồi máu cơ tim cấp đều trải qua các triệu chứng giống nhau và mức độ như nhau. Đau ngực là triệu chứng phổ biến nhất được báo cáo ở cả hai giớiKhi phát hiện những dấu hiệu của nhồi máu cơ tim cấp, nên đến bệnh viện sớm nhất có thể để có những xử trí kịp thời nhằm giảm tỷ lệ tử vong.
Bệnh nhồi máu cơ tim có nguy hiểm không?
Các chuyên gia đánh giá cao mức độ nguy hiểm của bệnh nhồi máu cơ tim là vì khi tình trạng này diễn ra, nó có thể nhanh chóng kéo theo hàng loạt biến chứng phức tạp khác phát sinh, ví dụ như:
- Rối loạn nhịp tim
- Hở van tim
- Suy tim
Do đó, nếu không được chữa trị kịp thời, các vấn đề trên hoàn toàn có khả năng cao dẫn đến tử vong.
Mặt khác, kể cả khi điều trị thành công, mức độ thương tổn của tim vẫn có thể để lại di chứng ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe và khả năng hoạt động của cơ quan này. Do đó, điều trị nhồi máu cơ tim hiệu quả ngay từ đầu là điều cần thiết.
Bệnh nhồi máu cơ tim có chữa được không?
Điều trị nhồi máu cơ tim càng sớm, tỷ lệ thành công càng cao. Ngày nay, với nền y học phát triển vượt bậc, hầu hết các cơn đau tim đều có thể được xử lý một cách hiệu quả bằng sự kết hợp giữa các giải pháp khác nhau, bao gồm:
- Tạo hình mạch vành
- Phẫu thuật thay van tim nhân tạo
- Khoan cắt mảng xơ vữa để nong động mạch vành
- Phẫu thuật bắt cầu mạch vành
- Tạo hình cơ tim
- Ghép tim
- Sử dụng sóng cao tần RFA để loại bỏ một số tế bào cơ tim trong phạm vi nhỏ
- Đặt stent mạch vành
- Tái thông mạch máu qua cơ tim (TMR)
Thuốc điều trị nhồi máu cơ tim
Phác đồ điều trị nhồi máu cơ tim không chỉ bao gồm những thủ thuật trên mà còn có cả thuốc. Hầu hết toa thuốc của người bệnh sẽ có những loại như sau:
- Thuốc chống đông máu
- Chất chống kết tập tiểu cầu
- Thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE)
- Thuốc ức chế thụ thể angiotensin II
- Thuốc ức chế thụ thể angiotensin neprilysin
- Thuốc chẹn beta giao cảm
- Thuốc chẹn kênh canxi
- Thuốc statin và một số loại tương tự có khả năng giảm hàm lượng cholesterol trong cơ thể
- Thuốc lợi tiểu
- Thuốc làm giãn mạch máu
Nguồn: vinmec.com