Nghệ thuật múa rối nước – hương vị xưa người Việt

385
nghệ thuật múa

Nghệ thuật múa rối nước đã phổ biến từ lâu trong cuộc sống người Việt. Hiện nay, có rất nhiều khách du lịch khi đến nước ta đều chọn thưởng thức múa rối nước như là một trải nghiệm du lịch Việt Nam khó bỏ qua. Hầu hết ai cũng đều hào hứng được xem một chương trình nghệ thuật dân gian mà chỉ có ở Việt Nam.

Nghệ thuật múa rối nước là một loại hình sân khấu truyền thống có tính tập thể rất cao. Đây là sản phẩm văn hoá đặc sắc ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ. Trải qua thời gian dài tồn tại, phát triển, múa rối nước đang ngày càng phát triển để xứng tầm với vị thế của nó trong kho tàng di sản văn hoá dân tộc.

Nghệ thuật múa rối nước

Nghệ thuật múa rối nước thu hút khách tham quan trong và ngoài nước. Ngoài ra, một yếu tố không thể thiếu trong chương trình biểu diễn múa rối nước là âm thanh. Trước đây, biểu diễn múa rối nước thường ở sân khấu ngoài trời giữa ao hồ. Nên nghệ thuật này cần âm thanh mạnh để giữ tiết tấu và khuấy động không khí buổi diễn. Các bộ nhạc, bộ gõ dân tộc thường được sử dụng trong múa rối nước khá nhiều. Đó là trống cái, não bạt, mõ, pháo, tù và ốc. Âm nhạc rối nước mang tính hoạt náo của hội hè. Có tác dụng mạnh đối với cả người diễn lẫn người xem.Sân khấu dùng nước làm nơi quân rối diễn trò, đóng kịch là đặc điểm độc đáo của nghệ thuật múa rối nước.
Thông thường, mở đầu cho buổi biểu diễn múa rối nước là sự xuất hiện của chú Tễu với thân hình tròn trĩnh, mặc áo nẹp khuy không cài, vẻ mặt hỏm hỉnh làm nhiệm vụ dẫn dắt, mở đầu câu truyện. Thông qua những tiết mục múa rối, khán giả sẽ được dẫn dắt vào một thế giới tưởng tượng phong phú. Những chú rối rực rỡ sắc màu, nét mặt vui tươi, trình diễn những động tác linh hoạt trên mặt nước, kết hợp với yếu tố âm thanh đặc sắc đã làm nên một nghệ thuật múa rối độc đáo của vùng đồng bằng Bắc Bộ, trở thành một nét sinh hoạt văn hóa không thể thiếu đối với người dân trong các dịp lễ hội từ đời này sang đời khác.
nghệ thuật múa

Bảo tồn nghệ thuật văn hóa múa rối nước truyền thống

Trong kho tàng múa rối nước Việt Nam, có hơn 30 tiết mục cổ truyền và hàng trăm tiết mục hiện đại kể về những sự tích dân gian và cuộc sống hàng ngày của người dân Việt. Nội dung của những buổi biểu diễn múa rối xoay quanh những đề tài cơ bản về sinh hoạt đời thường. Những lễ hội truyền thống: múa rồng, rước kiệu, đấu vật, chọi trâu… Hay trích đoạn một số tích cổ như Thạch Sanh, Tấm Cám…
Hiện nay, dù đã trải qua nhiều biến động, nhưng phong trào múa rối nước vẫn được duy trì. Ở nhiều tỉnh thành trên miền Bắc và được trình diễn rộng rãi ở cả miền Trung và miền Nam. Theo thống kê, cả nước hiện còn tồn tại khoảng 14 phường múa rối nước. Trong đó một số phường rối nước vẫn còn giữ được tổ nghề. Ví như phường rối làng Gia, phường rối Chàng Sơn, phường rối Yên Thôn…
Đây là một tín hiệu đáng mừng. Nhất là trong việc bảo tồn và phát huy vốn nghệ thuật cổ truyền cho đông đảo người xem. Hằng năm, cứ vào những dịp lễ Tết hay hội làng, các phường múa rối nước đều tổ chức các tiết mục múa rối nước đặc sắc. Phục vụ dân làng và để những thế hệ con cháu sau này luôn nhớ và giữ gìn tinh túy của nghệ thuật này.
nghệ thuật rối nước

Nghệ thuật đang phát triển từng ngày

Những năm gần đây, múa rối nước không chỉ được biểu diễn khắp các tỉnh. Đó là loại hình nghệ thuật độc đáo này còn được giới thiệu đến công chúng quốc tế. Năm 1979, tiết mục nghệ thuật “Lân tranh cầu và bắt cầu” lần đầu tiên ra mắt bạn bè quốc tế. Tổ chức ở Liên hoan múa rối Vác-xa-va, Ba Lan. Kể từ đó, rối nước Việt Nam có hàng trăm chuyến lưu diễn nước ngoài. Tham dự các liên hoan sân khấu quốc tế tại hơn 40 quốc gia trên khắp các châu lục. Văn hóa này đang ngày càng đi lên. Tiến xa hơn ra nước ngoài, gặp gỡ bè bạn quốc tế.
Hầu hết khán giả trong và ngoài từng thưởng thức nghệ thuật múa rối nước cổ truyền Việt Nam đều trầm trồ thán phục bộ môn này. Người Pháp gọi môn nghệ thuật này là “linh hồn của đồng ruộng Việt Nam”. Và nhận xét rối nước đáng được xếp hạng là “một trong những hình thức quan trọng nhất của sân khấu múa rối”. Còn ở trong nước hiện nay, gần như trong mọi tour du lịch cho du khách trên thế giới. Dừng chân tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, đều có chương trình xem biểu diễn múa rối nước.

Đậm chất dân tộc trong từng màn biểu diễn

Múa rối nước là nghệ thuật của hội hè làng xóm, là sáng tạo bí truyền của từng phường, từng hội, từng nghệ nhân – chứa đựng và lưu giữ nhiều hoạt động xã hội, truyền thống, kỹ thuật dân gian, sinh hoạt tinh thần vật chất của nhân dân trong lịch sử dựng nước và giữ nước.

Riêng tại Nhà hát múa rối Thăng Long (Hà Nội), trung bình mỗi ngày đã có 5 khung giờ biểu diễn. Múa rối để người xem lựa chọn và hầu như lúc nào cũng rất đông người xem. Thông qua các tiết mục múa rối nước, khán giả nước ngoài hiểu hơn về cuộc sống. Hay ăn hóa và con người Việt Nam. Góp phần nâng cao hiểu biết và uy tín của văn hóa, nghệ thuật Việt Nam. Cũng như hình ảnh con người Việt Nam trên trường quốc tế.
Có thể nói, múa rối nước là một loại hình nghệ thuật đặc sắc mang đậm bản sắc dân tộc. Bao đời qua đã gắn bó chặt chẽ với những tập tục, lễ hội của vùng Bắc bộ. Nghệ thuật này gần gũi với đời sống thường nhật của người dân. Góp phần không nhỏ trong việc truyền bá kiến thức sản xuất. Giáo dục tinh thần yêu tổ quốc, đạo đức, lẽ sống cho mọi tầng lớp xã hội. Xứng đáng là một nghệ thuật độc đáo có một không hai trên thế giới. Hiện nay múa rối nước đang nằm trong danh sách đề cử là di sản văn hoá thế giới. Một ngày rảnh rỗi hãy thử mua ngay một vé đến với nghệ thuật múa rối để thư giãn cuộc sống nhé !
Nguồn: muaroinuocnhatrang.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *