Văn hóa thờ Mẫu, tín ngưỡng dân gian độc đáo


Văn hóa thờ Mẫu có mặt từ khoảng thế kỷ XVI. Trong cuộc sống hàng ngày, tín ngưỡng này trở thành một sinh hoạt văn hóa có sự ảnh hưởng sâu sắc trong tâm thức người dân. Văn hóa thờ Mẫu Tam phủ của người Việt là sự giao hòa giữa tôn giáo bản địa của người Việt và một số yếu tố của tôn giáo du nhập như Đạo giáo, Phật giáo.
Vị “Thánh Mẫu Liễu Hạnh” được thờ cúng chung với các vị Thánh Mẫu. Các thánh cùng nhau cai quản thiên nhiên, con người, những nhân vật huyền thoại có công với nhân dân, đất nước. Theo những nghiên cứu khoa học xưa, nay, bà là tiên nữ giáng trần. Hạ phàm làm người, rồi qui y Phật giáo và được tôn vinh là “Mẫu nghi thiên hạ”. Được coi là một trong các vị thánh linh thiêng của người Việt
Độc đáo văn hóa thờ Mẫu
Trong hệ thống tín ngưỡng dân gian của nước ta. Tín ngưỡng thờ Mẫu đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người con đất Việt. Tín ngưỡng thờ Mẫu ra đời từ chính đặc điểm của nền nông nghiệp lúa nước với sự đề cao vai trò của người mẹ. Chứa đựng một sắc thái với đậm chất tín ngưỡng thờ Mẫu trong đạo tứ phủ, đền Cảnh Xanh thuộc tổ 17, phường Minh Xuân, thành phố Tuyên Quang là một trong những nét đẹp văn hóa tâm linh của người dân vùng sơn cước.
Đền Cảnh Xanh nằm trên một khu đất cao, dưới chân ngọn đồi nhỏ. Cửa đền quay hướng Tây nơi có dòng Lô giang uốn khúc. Giống như bao ngôi đền của làng quê Việt Nam, đền Cảnh Xanh được dựng theo thuyết phong thuỷ: “Tiền minh đường hữu hậu chẩm”. Phía trước ngôi đền có một cây Xanh cổ thụ, tạo nên một không gian trang nghiêm và cổ kính. Bởi vậy, khi dựng đền, người dân nơi đây đã lấy tên của cây Xanh đặt tên cho ngôi đền.
Đền Cảnh Xanh và văn hóa thờ Mẫu
Đền Cảnh Xanh được người xưa dựng lên để thờ phụng vị Thánh Mẫu Thượng ngàn. Là một trong ba nhân vật của Tam toà Thánh Mẫu. Gồm Mẫu Thượng thiên, Mẫu Thoải và Mẫu Thượng ngàn trong tín ngưỡng thờ Đạo Mẫu của văn hoá Việt Nam. Theo quan niệm, Bà là vị Chúa cai quản miền núi rừng và ngàn cây. Bởi vậy hình ảnh của Bà luôn được gắn với màu xanh – là màu biểu trưng của đại ngàn. Nhân dân nơi miền sơn cước thờ phụng và ngưỡng vọng vị Thánh Mẫu Thượng Ngàn để cầu mong có được cuộc sống bình yên. Dân khang vật thịnh, mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt.
Trải qua nhiều biến cố của lịch sử dân tộc, đền Cảnh Xanh vẫn trường tồn với thời gian trong niềm ngưỡng vọng của dân chúng. Hiện nay, đền Cảnh Xanh còn lưu giữ được một số di vật có giá trị như: Bộ tượng Tam tòa Thánh Mẫu (Mẫu Thượng thiên, Mẫu thượng ngàn, Mẫu Thoải), 02 quả chuông; 03 đôi chân đèn, 02 đỉnh đồng, 03 mâm bồng, 02 mâm đồng, 01 bức cuốn thư, 02 bức phù điêu chạm nổi hình long mã, 04 cửa võng bằng kỹ thuật chạm thủng hình rồng chầu mặt trời mang phong cách thời Nguyễn (thế kỷ XIX), 09 khám thờ sơn son thếp vàng bằng kỹ thuật chạm thủng và kỹ thuật chạm nổi chủ đề tứ linh tứ quý…
Những di tích cổ xưa trong tín ngưỡng
Những ngày lễ phổ biến trong tiềm thức người Việt
Cũng như các ngôi đền khác, hàng năm tại đền Cảnh Xanh diễn ra rất nhiều các ngày lễ: Ngày mồng 2 tháng giêng là ngày tiệc Mẫu Thượng ngàn. Đây là ngày lễ lớn nhất trong năm. Ngày mồng 10 tháng giêng là ngày lễ Thượng nguyên (ngày lễ giải hạn cho dân). Ngày 10 tháng tư có lễ vào hè, cầu mát cho dân. Ngày 15 tháng bảy là ngày lễ Vu Lan. Ngày 20 tháng tám là ngày giỗ Đức Thánh Trần.
Ngoài ra còn một số ngày lễ tiệc quan trọng của Phật giáo, Đạo giáo và đạo thờ Mẫu khác. Nghi thức của ngày lễ nghiêm trang đầy vẻ tôn kính, mang đậm màu sắc văn hóa bản địa. Theo báo cáo tổng kết của Ban quản lý Đền Cảnh Xanh, hàng năm lượng người đến tham quan và làm lễ rất đông. Riêng khách ngoại tỉnh hàng năm có 4.000 đến 5.000 lượt người, cá biệt có người một năm đến hai lần.
Riêng khách Hà Nội chiếm 80% lượng người đó. Còn lại chủ yếu là khách ở các tỉnh phía Bắc. Ví như Hà Giang, Lào Cai, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hưng Yên, Hải Dương. Hay Hải Phòng, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Thanh Hóa… Du khách ngoại tỉnh chủ yếu là đi tham quan tập thể. Có trên 1000 chuyến xe ô tô to nhỏ chở lượng người. Đặc biệt, đi tham quan và làm lễ tại đền còn có cá nhân ở những tỉnh miền Nam. Điển hình như: Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh…
Nét đẹp truyền thống của người Việt
Từ xa xưa, di tích Đền Cảnh Xanh là nơi thờ cúng, đảm bảo nhu cầu tự do. Tín ngưỡng mang tính truyền thống, tính kế thừa và sáng tạo văn hóa cho nhân dân. Phản ánh ý thức văn hóa gắn liền với ý thức thẩm mỹ. Trong lịch sử, Đền Cảnh Xanh còn là trung tâm văn hóa. Nơi sinh hoạt văn hóa không những chỉ một vùng mà còn đối với nhân dân thập phương trên phạm vi cả nước.
Việc sinh hoạt tín ngưỡng có tác dụng góp phần củng cố lòng yêu quê hương đất nước. Tha thiết yêu dân tộc, yêu tổ tiên, yêu cội nguồn. Đảm bảo tính kế thừa văn hóa qua các thời đại. Sức mạnh và ý nghĩa của Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ chính là đáp ứng nhu cầu. Thể hiện hát vọng của đời sống thường nhật của con người, cầu tài, cầu lộc, cầu sức khỏe.
Hình ảnh Đức Thánh Mẫu Thượng ngàn trong tín ngưỡng thờ Đạo Mẫu đã ăn sâu bám rễ trong tâm thức của người dân nơi miền sơn cước. Biết bao thế hệ và đã trở thành nét đặc sắc trong văn hoá Việt Nam. Vẻ thanh tao và u tịch của ngôi đền cổ trên vùng đất tụ linh tụ khí đã để lại bao tình cảm. Sự thành kính và nỗi nhớ nhung cho những du khách một lần đến với xứ Tuyên đại ngàn.
Nguồn: tuyenquang.gov.vn