Bệnh trĩ và những cảnh báo nguy hiểm không ngờ

393
bệnh trĩ

Con người chúng ta luôn có nhu cầu ăn uống, và nhu cầu đào thải những thứ dư thừa bằng đường hậu môn. Nhưng nếu ra sao hậu môn chúng ta có vấn đề. Điển hình là bệnh trĩ, loại bệnh này ngày có tỷ lệ gia tăng cao từ người lớn và ngay cả trẻ em cũng có nguy cơ mắc rất cao. Hiện nay với công nghệ tiên tiến, việc điều trị bệnh trĩ cũng không quá khó khăn, nhưng căn bệnh này khiến chúng ta rất ám ảnh mỗi khi đi đại tiện. Vậy làm thế nào để phòng ngừa bệnh trĩ?. Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây của diaockiengiang.

Tìm hiểu về bệnh trĩ

Bệnh trĩ có thể mắc phải ở cả người trẻ lẫn người già, ở cả nam và nữ.

Bệnh trĩ bình thường là các đệm mạch máu nằm trong ống hậu môn, ở dưới niêm mạc. Tấm đệm mạch máu này là một cấu trúc bình thường của bề mặt ống hậu môn. Cấu tạo bởi các xoang tĩnh mạch, động mạch, các thông nối động-tĩnh mạch, tế bào sợi, sợi collagen, sợi thần kinh…Tấm đệm có vai trò trong việc ngăn ngừa sự són phân (khi ho, rặn, tấm đệm phồng lên, đóng kín ống hậu môn). Và sự hình thành cảm giác chủ thể (cảm giác cứng mềm, chất dịch hay hơi…). Khi các đệm này sưng phù và viêm thì chúng trở thành trĩ bệnh lý. Trĩ được phân loại thành trĩ nội và trĩ ngoại:

  • Các búi trĩ nội nằm dưới niêm mạc, trong ống hậu môn phía trên đường lược. Còn gọi là đường hậu môn – trực tràng.
  • Các bũi trĩ ngoại nằm dưới da chung quanh lỗ hậu môn. Khi các dây chằng vùng hậu môn thoái hóa và nhão ra. Các búi trĩ nội và trĩ ngoại lại hợp lại với nhau tạo thành trĩ hỗn hợp. Các búi trĩ hỗn hợp này to dần lên và liên kết với nhau tạo thành một vòng tròn trĩ gọi là trĩ vòng.

Các cấp độ của bệnh trĩ

cấp độ bệnh trĩ

Trĩ nội được chia làm 4 độ:

Độ I: Trĩ to ra và xung huyết, có thể chảy máu khi đại tiện nhưng không sa ra ngoài hậu môn.

Độ II: Trĩ sa xuống thập thò ở hậu môn khi rặn nhưng tự thụt vào được.

Độ III: Trĩ sa ra ngoài hậu môn khi đại tiện, khi ngồi xổm, khi làm việc nặng. Phải nghỉ hồi lâu búi trĩ mới tụt vào được hoặc phải dùng tay để đẩy búi trĩ trở vào hậu môn.

Độ IV: Trĩ gần như thường xuyên nằm ngoài hậu môn. Không thể đẩy lại hoàn toàn vào ống hậu môn hoặc có nhét vào được thì cũng tụt ra ngay, có khi bị kẹt kèm theo đau.

Những nguyên nhân nào gây bệnh trĩ

Người ta chưa biết chính xác nguyên nhân của bệnh trĩ. Tuy nhiên có thể xác định một số yếu tố thuận lợi làm bệnh phát sinh

  • Tư thế đứng lâu, ngồi nhiều, ít đi lại.
  • Di truyền.
  • Táo bón kinh niên.
  • Rối loạn chức năng của ruột, thí dụ hội chứng kích thích ruột.
  • Thói quen ngồi lâu trong nhà vệ sinh.
  • Thai nghén và sinh nở.
  • Tuổi lớn làm dãn các dây chằng vùng hậu môn.
  • Trong hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa và trong u bướu hậu môn-trực tràng. Hay trong các u bướu của chậu hông. Đường về của máu tĩnh mạch bị cản trở làm căng phồng các đám rối trĩ. Các trường hợp này được gọi là trĩ triệu chứng.
  • Gần đây người ta nói nhiều đến hai lý thuyết nhấn mạnh vai trò của tăng sinh mạch máu. Và sự sa trượt của lớp niêm mạc ống hậu môn. Chi phối các nguyên tắc của một vài phương pháp phẫu thuật điều trị.

nguyên nhân bệnh trĩ

Các nguy cơ dẫn đến bệnh trĩ

Các yếu tố nguy cơ được xác định gây ra bệnh trĩ gồm:

  • Chế độ ăn ít chất xơ.
  • Đường tiêu hóa kém, hay bị táo bón hay tiêu chảy. Bên cạnh đó việc rặn mỗi khi đi vệ sinh cũng làm tăng áp lực lên tĩnh mực, gây căng giãn, ứ máu và hình thành búi trĩ.
  • Thừa cân, béo phì.
  • Người thường xuyên lao động nặng như vận động viên cử tạ, người khuân vác, quần vợt… hay đứng lâu, ngồi nhiều ít vận động như thợ may, thư ký, nhân viên bán hàng… đều làm tăng áp lực ổ bụng, cản trở sự hồi lưu máu về tim và làm giãn tĩnh mạch hậu môn.
  • U tiểu khung gồm u tử cung, u đại trực tràng, thai nhiều tháng làm cản trở hồi lưu máu đến tim. Và gây giãn tĩnh mạch hậu môn.

Những triệu chứng của bệnh trĩ

Những dấu hiệu triệu chứng thường gặp của bệnh trĩ

Bệnh trĩ thường thể hiện các triệu chứng

Đi vệ sinh bị chảy máu

Đây là triệu chứng điển hình của trĩ, ban đầu bạn có thể thấy 1 lượng máu đỏ tươi nhỏ trên giấy vệ sinh hoặc trong bồn cầu. Dần dần khi bệnh phát triển nặng thêm thì máu chảy thành giọt hay tia, đến khi ngồi xổm cũng có thể bị chảy máu.

Vừa đau, vừa khó chịu ở hậu môn

Tùy theo tình trạng bệnh mà trĩ có thể chưa gây đau, đau ít đến rất đau lúc đi vệ sinh hay ngay cả bình thường, khi có đau nhiều cần phải tìm hiểu kỹ để phát hiện các bệnh lý đi kèm: Nứt hậu môn, áp xe cạnh hậu môn, rò hậu môn. Đau nhiều thường gặp trong trường hợp trĩ ngoại tắc mạch, nứt hậu môn

Ngoài ra còn có các biểu hiện:

  • Khối sa lồi sau đại tiện
  • Cảm thấy ngứa và kích thích ở vùng hậu môn do búi trĩ sa lồi lở loét gây kích ứng niêm mạc.

Những biến chứng của bệnh trĩ

Bệnh trĩ không gây quá nhiều biến chứng nguy hiểm và phổ biến, nhưng nếu chủ quan thì vẫn có thể xảy ra

Thiếu máu:

Trĩ có thể gây mất máu mạn tính do xuất huyết ở búi trĩ. Cơ thể lúc này không có đủ lượng hồng cầu cần thiết để trao đổi oxy sẽ gây nên tình trạng thiếu máu mãn tính biểu hiện người mệt mỏi, da vàng …

Sa nghẹt búi trĩ:

Búi trĩ bị sa nghẹt không được điều trị sớm sẽ gây biến chứng tắc mạch và hoại tử

Viêm nhiễm lở loét vùng hậu môn và xung quanh:

Các búi trĩ sa lồi thường xuyên sẽ gây xuất tiết và viêm nhiễm tại chỗ vùng hậu môn, sau đó lan rộng gây nhiễm trùng vùng tầng sinh môn gây ngứa ngáy, nóng rát.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra nếu tình trạng sức khỏe không có dấu hiệu cải thiện sau khi tự chữa trĩ tại nhà, đặc biệt khi các cơn đau xuất hiện với tần suất nhiều hơn hoặc xuất huyết kéo dài.

Thêm vào đó, bạn cũng cần lưu ý triệu chứng phân hắc ín hoặc có máu lẫn trong phân. Chúng có thể cảnh báo về vấn đề chảy máu đường tiêu hóa.

Chẩn đoán

Những kỹ thuật dùng để chẩn đoán bệnh trĩ

Quá trình chẩn đoán bệnh trĩ thường bao gồm những yếu tố như sau:

  • Kiểm tra tổng quát tại khu vực trực tràng và hậu môn
  • Nội soi đại tràng và hậu môn
  • Tìm kiếm dấu hiệu máu lẫn trong phân

Điều trị

Bệnh trĩ chữa trị như thế nào?

Tùy vào mức độ phát triển của búi trĩ mà bạn sẽ có nhiều lựa chọn khác nhau trong việc điều trị. Các cách chữa bệnh trĩ hiệu quả, phổ biến có thể kể đến như:

Cách điều trị bệnh trĩ tại nhà

điều trị bệnh trĩ

Theo bác sĩ, những người bị trĩ nhẹ có khả năng tự kiểm soát và khắc phục tại nhà bằng cách áp dụng những biện pháp dưới đây:

  • Bổ sung chất xơ vào thực đơn ăn uống hàng ngày, đồng thời chú ý uống nhiều nước. Điều này sẽ giúp làm mềm phân và ngăn ngừa táo bón, từ đó giảm bớt áp lực tác động đến búi trĩ. Đôi khi, một vài loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng bổ sung chất xơ cũng có thể cần thiết.
  • Tập luyện thể dục thể thao nhằm tăng cường sức khỏe cho vùng chậu.
  • Ngâm nước ấm hoặc chườm lạnh giúp xoa dịu triệu chứng sưng đau.

Mặt khác, không ít người bệnh chọn dùng thuốc bôi tại chỗ để xoa dịu cảm giác đau ngứa. Tuy nhiên, các chuyên gia không đánh giá cao cách chữa trĩ tại nhà này, vì nó có thể làm tổn thương da nếu được dùng lâu dài.

Điều trị bệnh trĩ theo tiêu chuẩn y tế

Trong trường hợp bệnh phát triển đến giai đoạn nghiêm trọng, bạn sẽ cần làm phẫu thuật để giảm kích thước hoặc loại bỏ búi trĩ hoàn toàn.

  • Thắt vòng cao su: sử dụng vòng cao su để thắt đáy búi trĩ, từ đó cản bớt lưu lượng máu tại đây. Nhờ vậy, kích thước của búi trĩ có thể dần dần thu nhỏ lại.
  • Tiêm xơ búi trĩ: bác sĩ tiêm hóa chất vào các búi trĩ khiến chúng teo lại và tự rụng dần.
  • Quang đông hồng ngoại: thu nhỏ búi trĩ bằng tia hồng ngoại.
  • Phẫu thuật cắt búi trĩ: trong trường hợp kích thước búi trĩ quá lớn hoặc người bệnh không đáp ứng tốt với những phương pháp điều trị khác, phẫu thuật cắt bỏ sẽ được tiến hành.

Nguồn: vinmec.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *