Văn hóa đón Tết cổ truyền Việt Nam có gì độc đáo ?
Phong tục người Việt Nam từ xưa đến nay vốn dĩ rất độc đáo và đặc sắc. Đã là người Việt Nam thì chắc chắn sẽ luôn yêu thích ngày Tết quê hương mình. Tết là đoàn viên, bởi Tết cho ta được gặp nhau, được trở về nhà. Tết đến, xuân về, thiên thời địa lợi nhân hòa đem đến cho con người cảm giác tươi mới. Đã bao giờ bạn thắc mắc ngày Tết ở Việt Nam có gì độc đáo hay chưa ? Người Việt Nam đón Tết như thế nào hay chưa ?
Tết Nguyên Đán của Việt Nam (hay còn gọi là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch. Tết Việt Nam hay chỉ đơn giản Tết). Là dịp lễ quan trọng nhất của Việt Nam, theo ảnh hưởng văn hóa của Tết Âm lịch Trung Hoa. Mỗi năm, người Việt thường đuộc nghỉ 7-10 ngày trong năm để cùng nhau tận hưởng khoảnh khắc thiêng liêng. Khoảnh khắc chuyển giao giữa năm cũ và đón chào năm mới. Hãy cùng khám phá xem Tết Việt Nam có gì độc đáo nhé !
Thăm mộ tổ tiên và phong tục cúng ông Táo ngày Tết
Tết Nguyên đán là dịp để gia đình được sum vầy. Đoàn tụ sau một năm hăng say làm việc, chăm chỉ học tập. Đây là ngày lễ lớn nhất trong năm của người Việt. Với vô vàn các phong tục, tập quán, văn hóa phong phú được các thế hệ tiếp nối và lưu giữ, phát huy.
Khi con cái tề tựu đông đủ trong gia đình sẽ cùng nhau đi thăm mộ tổ tiên và quét dọn khu mộ. Đến đây mọi người sẽ cùng nhau dâng hương hoa quả để cúng và mời vong linh của ông bà tổ tiên về ăn tết cùng con cháu. Thời điểm diễn ra vào dịp cuối năm từ ngày 23 đến ngày 30 tháng chạp (tháng 12 âm lịch).
Ngày 23 tháng chạp hằng năm, các gia đình Việt Nam thường có phong tục cúng ông Táo. Theo sự tích xưa vào ngày này ông Táo sẽ cưỡi cá chép lên chầu trời. Báo cáo với Ngọc Hoàng hoạt động năm qua ở dưới hạ giới; Ngoài ra, ông Táo còn đại diện cho sự ấm no của gia đình thông qua căn bếp. Để đảm bảo việc ông Táo lên chầu được đúng giờ, các gia đình sẽ thường dọn dẹp bếp núc, nhà cửa sạch sẽ. Và thả cá chép xuống sông để Táo quân cưỡi lên thiên đình.
Phiên chợ ngày Tết
Chợ ngày tết bày bán nhiều của ngon vật lạ, sản phẩm, hàng hóa đặc trưng tết. Phiên chợ tết ngập tràn sắc hoa đủ màu sắc. Nhưng hoa không thể thiếu trong mỗi gia đình chính là hoa mai, hoa đào hoặc quất cảnh. Không khí chợ tết lúc nào cũng đông vui, sôi nổi. Không chỉ là nơi mua sắm chuẩn bị cho những ngày tết mà là nơi giao lưu gặp gỡ của người thân bạn bè. Để cùng nhau thưởng thức niềm vui với bao cảm xúc chộn rộn mỗi dịp tết đến.
Dịp cuối năm chính là lúc mọi gia đình dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, ngăn nắp. Đường thôn ngõ xóm quang đãng, sạch sẽ. Tết đến xuân về hoa mai, hoa đào, quất cảnh đều được được đặt ở một vị trí trang trọng. Có treo những đèn màu nhấp nháy. Câu đối đỏ được viết bằng chữ nho trên giấy đỏ sẽ được treo lên để cầu chúc một năm mới tốt lành may mắn. Thời điểm này mâm ngũ quả sẽ được bày biện lên bàn thờ. Với mong muốn một năm nhiều niềm vui, vạn sự như ý.
Bánh trưng và mâm ngũ quả ngày Tết
Tết cổ truyền Việt Nam không thể thiếu bánh chưng, bánh giày ngày tết. Mọi người quây quần cùng nhau gói bánh và luộc bánh. Trong tiết trời lạnh từng thành viên đều ngồi bên cạnh bếp lửa chờ đợi bánh chín để thắp hương tổ tiển. Cũng như chia sẻ, trò chuyện công việc, gia đình, học tập. Trong một năm qua tạo không gian gần gũi, thân mật.
Tết đến xuân về. Trên bàn thờ mọi gia đình đều được bày biện mâm ngũ quả đẹp mắt cúng gia tiên. Ngũ quả còn được xem như biểu tượng. Đó thành quả sau một năm lao động miệt mài của những người nông dân. Những sản vật kết tinh từ mồ hôi. Công sức của những người dân lao động chắt chiu qua những vụ mùa. Để đến khi xuân sang nắng ấm, lựa dịp tốt lành mà thành kính dâng lên ông bà tổ tiên.
Gọi là ngũ quả nhưng thật ra việc lựa chọn và bày biện những loại quả gì trên mâm. Tùy thuộc vào từng địa phương với những đặc thù về khí hậu, sản vật và quan niệm văn hóa riêng. Từ đó, người ta chọn ra những loại quả mang ý nghĩa tâm linh, tinh thần để “thiết kế” nên mâm ngũ quả.
Cúng bái trong giao thừa
Vào chiều ngày 30 tháng chạp sẽ là lúc các gia đình chuẩn bị mâm cỗ. Gồm thức ăn và trái cây bày lên bàn thờ tổ tiên. Hương được thắp lên mọi người sẽ chắp tay cung kính vái lạy xin ông bà tổ tiên. Mong phù hộ cho một năm mới an khang thịnh vượng, vạn sự như ý.
Các cụ ta quan niệm: Mỗi năm Thiên Đình lại thay toàn bộ quan quân trông nom thiên hạ dưới hạ giới, đứng đầu là một ngài có vị trí như quan toàn quyền. Và các cụ hình dung phút giao thừa là lúc bàn giao các quan quân quản hạ giới hết hạn kéo về trời và quan quân mới được cử thì ào ạt kéo xuống hạ giới tiếp quản thiên hạ.
Những phút ấy, các gia đình đưa xôi gà, bánh trái, hoa quả… ra ngoài trời cúng, với lòng thành tiễn đưa người nhà trời cai quản mình năm cũ và đón người nhà trời mới xuống làm nhiệm vụ cai quản hạ giới năm tới để mong các quan phù hộ cho một năm mới mọi sự tốt lành.
Tục xông nhà và hái lộc đầu xuân
Người Việt có tục xông nhà đầu năm rất thú vị và đây là tập tục được kế thừa và phát huy mạnh mẽ từ già, trẻ, trai gái đều yêu thích tập tục này. Quan niệm lựa chọn người hợp tuổi để xông nhà đầu năm thì cả năm đó sẽ làm ăn phát đạt, gia đình hòa thuận, hạnh phúc, nhiều điều tốt lành. Bởi vậy mọi người luôn chú trọng đến người xông nhà. Nhiều địa phương còn kiêng không cho phụ nữ đến xông nhà đầu tiên bởi quan niệm không mang đến may mắn cho gia chủ.
Sau giây phút chuyển giao tiễn năm cũ và đón năm mới mọi người sẽ cùng nhau đi đến các đền chùa, đình để thắp hương và hái lộc đầu xuân. Khi về mọi người sẽ hái một cành cây non biểu tượng cho rước lộc vào nhà. Tuy nhiên nhiều năm trở lại đây việc bẻ cây hái lộc đã không được sự hưởng ứng của mọi người nữa.
Tục chúc Tết đầu năm
Giao thừa qua đi các thành viên trong gia đình quây quần cùng chúc nhau những lời chúc tốt đẹp nhất. Đây là dịp để con cháu trong nhà thể hiện sự hiếu kính với ông bà, cha mẹ. Được coi là nét đẹp văn hóa của người dân Việt Nam khi các anh em, bạn bè, hàng xóm láng giềng đến nhà nhau chúc tết, khiến cho tình anh em càng thêm thân thiết, hòa thuận.
Trong Hán tự “lì xì” nguyên là “lợi thị” có nghĩa là tiền bạc, lợi lộc. Bởi vậy dịp năm mới đầu tiên là con cháu sẽ mừng tuổi ông bà bố mẹ đồng thời tặng kèm thêm những lời chúc. Trong những ngày lễ tết trẻ con thường thích nhất được lì xì nên các bậc cha mẹ và người lớn trong nhà sẽ chuẩn bị phong bao lì xì màu đỏ và cho một ít tiền để mừng tuổi cho các con, các cháu. Và kèm lời chúc chăm ngoan học giỏi, hay ăn chóng lớn…
Những hoạt động đầu xuân khác
Khai nghề
Mỗi dịp tết đến các gia đình thường chuẩn bị các giỏ quà để đi chúc tết nhằm thể hiện sự biết ơn, lòng tôn kính và mối thân tình. Tuy nhiên, không nên quá làm dụng quà tết sẽ mất đi ý nghĩa tốt đẹp vốn có của nó. Tình cảm phải xuất phát từ tầm lòng. Những ngày tết chỉ cần câu chúc, quây quần bên mâm cơm. Hay ly rượu thơm nồng, cái ôm thân thiết, cái nắm tay siết chặt đã cảm thấy ấm nồng. Tất cả những điều đó thể hiện rất rõ nét vẻ đẹp văn hóa của phong tục trong ngày tết truyền thống Việt Nam.
Vào dịp năm mới, người có chức tước khai ấn, học trò sẽ khai bút, nhà nông khai canh, thợ thủ công khai công, người buôn bán mở cửa hàng lấy ngày. Sau ngày mồng một tất cả mọi người dân đều chọn ngày để khai nghề. Nếu mồng một là này tốt thì chiều mồng một sẽ bai đầu khai nghề, riêng khai bút sau khi giao thừa xong sẽ chọn giờ hoàng đạo để bắt đầu.
Tục kiêng cử và không đổ rác trong ngày tết
Năm mới đem đến cho mỗi người một cảm xúc đặc biệt chộn rộn, chờ mong một sự khởi đầu tốt đẹp vào năm mới. Trong những ngày đầu năm mới người thường thận trọng trong lời ăn tiếng nói và hành động vì tin rằng có thể đem lại hên xui cho cả năm. Cũng như không tặng thuốc men hay dao nhọn vì bị xem là dấu hiệu của điểm xấu đem đến sự xung khắc.
Tuy nhiên mấy ngày này người dân Việt thường kiêng kỵ đổ rác ngày tết. Có lẽ xuất phát từ từ tập tục bên Trung Quốc, trong “ Sưu thần kỳ” có chuyện người lái buôn tên là Ân Minh được thuỷ thần cho một con hầu tên là Như Nguyệt, đem về nhà được vài năm thì giàu lên. Một hôm nhân ngày mồng Một tết, Ân Minh đánh nó, nó chui vào đống rác mà biến mất, từ đó nhà Ân Minh lại nghèo đi. Kể từ đó kiêng không hốt rác ngày tết và đến nay chúng ta theo tục này.
Xuất hành đầu năm
Xuất hành là lần đi ra khỏi nhà đầu tiên trong năm mới. Người ta tin rằng hướng đi này sẽ có ảnh hưởng tới tương lai của mỗi người trong năm sắp tới. Cho nên, theo tuổi tác của mình. Mỗi người xem sách lịch do những nhà bói toán viết ra để chọn hướng đi và giờ bắt đầu cho thích hợp. Ngày nay phong tục này không còn được nhiều người làm theo. Theo quan niệm của người Việt, việc đi lại đầu năm hết sức quan trọng và cần phải xem trước ngày giờ. Bởi đi đường dài, sự an toàn “thượng lộ bình an” rất quan trọng. Hi vọng các bạn sẽ biết biết thêm được các phong tục Việt Nam. Nhất trong dịp tết Nguyên Đán truyền thống diễn ra vào đầu năm, tính theo lịch âm của người Việt.
Nguồn:vntrip.vn