Tục ăn trầu- miếng thơm trong văn hóa người Việt

356
trầu

Tục ăn trầu không chỉ là một thói quen mà đã trở thành một yếu tố mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam. Đó chính là một văn hóa lịch sự, nét giao duyên dễ mến. Dân gian Việt Nam có câu“Miếng trầu là đầu câu chuyện”, câu này có nghĩa là mỗi khi gặp nhau. Sau khi chào hỏi thì người ta sẽ mời nhau ăn trầu, ăn cho thơm miệng, người ta sẽ bắt đầu tâm sự, trò chuyện cùng nhau.

Bên cạnh đó, việc ăn trầu cau cũng là một nét văn hóa làm đẹp của những người phụ nữ năm xưa. Chắc hẳn ai cũng biết tục nhuộm răng đen. Thời xa xưa, cô gái nào có hàng răng nhộm đen, sáng bóng sẽ được cho là xinh đẹp. Một nét văn hóa vô cùng đặc biệt. Và để có được một hàm răng đen đều, các cô thường nhai trầu thường xuyên, tóp tép thêm chút nước chanh. Cùng tìm hiểu xem nét thú vị trong văn hóa ăn trầu nhé !

Tục ăn trầu trong đời sống văn hóa Việt

Phong tục ăn trầu đã có từ lâu đời ở Việt Nam. Tương truyền có từ thời Hùng Vương, gắn liền với câu chuyện nói về sự tích trầu cau. Hà Nam, vùng Tượng Lĩnh (Kim Bảng) có nhiều dấu hiệu được cho rằng là nơi phát tích của sự tích trầu cau. Ở đây có chợ Dầu (là biến thể của chữ trầu/giầu). Có nhiều thôn, làng bắt đầu bằng chữ Phù mà theo Hán Việt lá trầu không còn được gọi là Phù lưu diệp. Hay trong một biến thể của sự tích trầu cau cho biết cô con gái thầy giáo họ Lưu tên là Xuân Phù là tên đất, tên làng nơi đây.

Ở xã Tân Sơn ngay cạnh có con suối và một thôn mang tên Tân Lang. Trùng tên với hai anh em sinh đôi trong câu chuyện nói về sự tích trầu cau. Ban đầu tục ăn trầu là một thói quen. Một cách làm đẹp nhưng theo thời gian phong tục ăn trầu đã trở thành một trong những yếu tố cấu thành nền văn hóa Việt Nam. Nó là một nét giao tiếp đặc sắc của người Việt. Gặp nhau sau câu chào, người ta mời nhau ăn trầu “Miếng trầu là đầu câu chuyện”. Trao nhau miếng trầu để làm quen, để giãi bày câu chuyện. Trong buôn bán, đã ăn miếng trầu của nhau là coi nhau như người cùng phường, cùng hội.

văn hóa

Câu chuyện tục ăn trầu và tình yêu đôi lứa

Trầu cau là một sự biểu đạt tình yêu nam nữ một cách tinh tế và ý nhị. Có rất nhiều câu ca dao, bài hát dân ca nói về tình yêu nam nữ qua hình tượng lá trầu, quả cau: “Yêu nhau cau sáu bổ ba. Ghét nhau cau sáu bổ ra làm mười”, hay “Miếng trầu ăn kết làm đôi. Lá trầu là vợ, cau tươi là chồng. Trầu xanh, cau trắng, chay hồng. Vôi pha với nghĩa, thuốc nồng với duyên”. Và là một thứ “đầu” của các sự lễ nghĩa. Bất kỳ giỗ chạp dù lớn hay nhỏ, ngày sóc ngày vọng, lễ, Tết bao giờ cũng phải có đĩa trầu cau đặt trên bàn thờ cúng tổ tiên.

Trong tang ma ngoài việc cúng trầu cau, bên cạnh nồi nước chè tươi còn phải có khay trầu để mời bà con đi đưa đám. Trong phong tục cưới hỏi, trầu cau lại càng quan trọng. Trước khi tổ chức đám cưới có hẳn một lễ riêng gọi là “lễ ăn hỏi” hoặc “lễ bỏ trầu/giầu”. Lễ này nhà trai mang đến, ngoài các thứ bánh trái, chè rượu không thể thiếu mâm trầu cau. Cau cả buồng quả đều, to tròn, bóng đẹp, lá trầu to xanh mướt xếp lớp lên nhau.

Mâm trầu cau bao giờ cũng được phủ khăn đỏ thể hiện sự may mắn. Và luôn đặt ở vị trí đầu tiên trong các lễ vật ăn hỏi. Sau đám hỏi, nhà gái thường chia trầu cau cho bà con họ mạc. Hàng xóm láng giềng, bạn bè như một lời mời đến chung vui cùng gia chủ trong đám cưới của con cháu.

Tín ngưỡng trầu cau trong văn hóa Việt Nam

Từ phong tục ăn trầu cau, người dân còn nâng những dụng cụ dùng trong việc têm trầu lên thành tín ngưỡng. Đó là tập tục thờ ông Bình vôi. Chiếc bình vôi khi sử dụng đã cạn đổ thêm vôi đã tôi vào. Lâu ngày lớp vôi cũ bám chặt vào thành bình phía trong và cứng dần làm cho lòng bình, thành bình hẹp dần, không dùng được nữa. Theo tục lệ, thay vì vứt vỏ bình vôi, người ăn trầu mang bình vôi đến bỏ dưới gốc cây cổ thụ hoặc mé đình làng.

Vào những ngày lễ, Tết, người ta đến thắp hương cúng ông Bình vôi. Bình vôi là vật thiết thân của những người ăn trầu. Nó thân thuộc như một người bạn, một người tri kỷ mà thiếu vôi thì không thể làm nên cái màu thắm đỏ. Thiếu sự say nồng thơm tho của miếng trầu cau. Cũng vì thế, trong các vật dụng dùng cho việc ăn trầu. Chiếc bình vôi bao giờ cũng được chế tác cầu kỳ. Hoa văn đẹp mắt là một thứ đồ cổ nhiều người sưu tầm.

Phong tục trầu cau có từ ngàn năm trước, đã đi vào đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Việt. Trở thành tính biểu tượng của tập quán dân tộc. Của truyền thống văn hóa, của tình nghĩa thủy chung son sắt giữa người với người từ bao đời nay của dân tộc ta. Tục nhai trầu cau không chỉ là văn hóa mà nó còn đi vào cả tín ngưỡng của người Việt. Điều đó thể hiện qua tập tục thờ ông Bình vôi.

trầu

 

Lưu giữ truyền thống tốt đẹp

Ngày nay, những người ăn trầu còn rất ít. Nếu còn, đa phần là các cụ già vùng nông thôn. Trong các đám cưới, hỏi, tang ma vẫn thấy các cụ già tụm nhau năm ba người giúp gia chủ têm trầu, bổ cau, chia miếng vỏ. Có cả những cụ già mắt đã mờ, chân chậm, tay cầm chiếc cối đồng nhỏ xíu. Chầm chậm nghiền miếng trầu cho nhuyễn. Nghe tháng năm râm ran chạy từ chót lưỡi lên đôi má và trong phút chốc. Tuổi trẻ như vãn hồi trong chút ửng hồng trên gương mặt già nua” (chữ của cố Giáo sư Trần Quốc Vượng).

Ai đã từng có bà, có mẹ ăn trầu khó quên cái mùi đồng đất rạ rơm ủ trong áo quần. Cộng với cái mùi ấm nồng, thơm tho của miếng trầu, ngắm nhìn miệng cười thắm đỏ. Quết trầu làm cho vành môi gọn gẽ có ngấn thanh dài như sợi chỉ và một màu hồng nâu say say trên đôi má. Nhớ những cô con gái quan họ hay hát: “Gặp đây ăn một miếng trầu. Không ăn cầm lấy cho nhau bằng lòng.

Trầu này trầu tính trầu tình. Ăn vào cho đỏ môi mình môi ta”. Bồi hồi với mối tình cổ tích, hoàng tử đã tìm ra cô Tấm qua miếng trầu têm cánh phượng. Chút hương xưa, duyên thầm cũ đã và vẫn sẽ còn đọng lại nơi những đôi lứa nên duyên. Những buồng cau quả no tròn gắn chữ phúc đỏ tươi, nhà trai trân trọng mang đến nhà gái. Chiếc cơi trầu lót lụa đỏ có nhánh cau tươi, lá trầu đẹp mẹ chú rể dành để xin dâu. Đẹp biết bao cái duyên nghĩa trầu cau.

Nguồn: baohanam.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *