Bánh bột lọc Huế cổ truyền mang hương vị đồng quê

349
bánh huế

Với người Huế, bánh bột lọc vốn đơn giản chỉ là những món ăn chơi vui miệng. Nhờ cách chế biến độc đáo cùng với sự khéo léo của bàn tay những người phụ nữ nơi đây. Có lẽ  từ lâu bánh bột lọc đã trở thành một cái tên tồn tại song song với những thương hiệu đặc biệt của mình.

Nếu ví bánh bột lọc trần như cô gái thành thị. Mang vẻ đẹp khỏe khoắn, hiện đại, luôn cởi mở, dễ gần. Thì bánh bột lọc gói lại được xem như cô gái Huế luôn e ấp. Cũng dịu dàng trong tà áo dài và nón lá duyên dáng. Do đó, không ít vị khách du lịch đến Huế, sau khi rong ruổi khắp các địa danh. Qua  các con phố hay thả hồn bên bờ sông Hương thơ mộng đều không quên tìm đến bánh bột lọc. Thậm chí là ngóc ngách để thưởng thức cho bằng được món bánh dân giã này. Cùng khám phá sự đặc biệt của bánh nhé !

Bánh bột lọc người Huế thân thương

Ngoài tô bún bò Huế thơm ngon đượm vị, bánh bột lọc Huế  cũng là món ăn đặc sản của xứ Huế mộng mơ. Những chiếc bánh bột lọc Huế nhỏ xinh với lớp vỏ bánh trong làm nổi bật phần nhân bánh; cùng với đó là hương vị đặc trưng làm biết bao du khách khi đến Huế phải lưu luyến.

Còn đối với những ai chưa được đến Huế để thưởng thức món ngon này, cũng có thể tìm thấy rất nhiều công thức tự làm bánh bột lọc Huế tại nhà trên internet. Với những công đoạn được liệt kê chi tiết, rõ ràng, chắc hẳn bạn sẽ thực hiện được món bánh ngon đổi vị cho cả gia đình vào cuối tuần đấy nhé. Tuy nhiên cũng có một số bật mí nhỏ về bánh lọc Huế mà không phải ai cũng biết. Hãy cùng Quà Huế khám phá những điều thú vị về nguyên liệu làm bánh và bí quyết cho món bánh lọc ngon chuẩn vị Huế nhé.

bánh bột lọc Huế

Những điều chưa kể của bánh 

Món ăn dân giã, giản dị

Bánh lọc cùng với những loại bánh Huế khác từ lâu đã trở thành món ăn được yêu thích vào các buổi sáng trưa chiều tối, các bữa ăn nhẹ của người dân xứ Huế. Chính vì vậy, ở đây cũng không thiếu các quán bánh Huế mở ra để chiều lòng thực khách. Đối với bánh lọc, chúng ta thường thấy hai loại đó là bánh lọc trần và bánh lọc gói lá chuối

Những chiếc bánh trần được xếp liền kề nhau, thêm một chút mỡ để làm cho bánh không dính lại với nhau, tạo nên vẻ mướt mát của mâm bánh. Bánh lọc trần thường được tạo hình thành hình bán nguyệt. Bánh nhỏ vừa phải không quá to, không gây ngán. Ăn bánh lọc trần với một chút mỡ hành, tóp mỡ, hay chả giò cũng rất thú vị.

Lá gói bánh

Ngược lại, bánh lá sẽ được gói bằng lá chuối. Lá chuối được phơi cho héo để tạo độ dai khi gói, một số nơi người ta còn luộc lá chuối để giữ màu xanh nữa đấy. Khi lột bánh vẫn còn vương lại mùi lá rất  khác lạ và những chiếc bánh dần lộ ra rất thu hút

Đối với bánh lọc trần thì chúng ta sẽ sử dụng phương pháp luộc để làm chín. luộc đến khi bánh trong, nổi lên bề mặt là được. Còn bánh lọc gói lá chuối sẽ được hấp từ 25 đến 30 phút là bánh có thể chín đều, mùi bánh hòa quyện với mùi lá chuối vương mãi nơi chóp mũi.

Bánh bột lọc Huế được tạo ra như thế nào ?

Khi ăn bánh, cảm nhận đầu tiên của chúng ta chính là sự dẻo dai của vỏ bánh. Dẻo mềm chứ không cứng, rất dễ ăn. Chính lớp vỏ bánh này được tạo nên từ loại bột riêng có của xứ Huế chính là bột lọc (bột năng). Ngoài ra, ở các tỉnh thành khác, bạn có thể sử dụng bột năng để thay thế; hoặc cho thêm bột sắn dây để tăng thêm độ thơm ngon, bùi ngậy cho bánh.

Đối với phần nhân; tôm và thịt lợn chính là thành phần không thể thiếu của bánh bột lọc. Tôm chọn loại nhỏ vừa, loại tôm sông để đảm bảo ngọt thịt; thịt lợn chọn thịt ba chỉ có nạc lẫn mỡ để tăng độ hấp dẫn; thái nhỏ. Tôm sau khi bỏ đầu, bỏ đuôi rửa sạch thì mang rim cùng với thịt ba chỉ giúp gia vị thấm tốt vào tôm thịt, khi ăn đậm đà nhưng vẫn giữ được vị ngọt của tôm.

Bật mí với mọi người một điều thú vị chính là có cả bánh bột lọc nhân chay nữa đấy. Những ai yêu thích món chay hoặc đến ngày rằm, ngày 30 sẽ làm món bánh lọc chay với nhân đậu xanh hoặc nhân đậu hũ và mộc nhỉ. Ăn vào cảm giác khác lạ và ngon không kém bánh lọc mặn nhân tôm thịt.

bánh

Bánh bột lọc ngon chuẩn vị Huế, tại sao không ?

Ở một số địa phương khi làm món bánh lọc thì người ta chỉ xào sơ qua thịt và tôm nhưng bí quyết cho chiếc bánh lọc huế ngon đậm đà chính là rim tôm và thịt thật lâu để ngấm gia vị. Đặc biệt, hạt tiêu cũng là một thành phần rất quan trọng, tạo mùi thơm riêng cho bánh. Ngoài thơm mùi lá, vị tiêu thoang thoảng cũng đủ làm ngất ngây bao người.

Tiếp đến chính là nước chấm ăn cùng. Tùy một số người làm, bánh đã có sẵn vị mằn mặn không cần phải chấm thêm. Nhưng loại nước chấm chuẩn vị cho bánh Huế chính là nước mắm ruốc, xắt thêm mấy lát ớt tươi. Chút mặn, chút cay giúp miếng bánh lọc càng thêm hấp dẫn.

Tìm mua bánh tại Huế ?

Bất kỳ ai khi đến với cố đô này, ngoài những đặc sản Huế như mè xửng, mắm tôm,… thì ai đến Huế cũng tìm cho bằng được bánh lọc gói mua về làm quà, bởi bánh rất tiện để đóng gói và vận chuyển. Để mua nó, bạn có thể tìm đến quán Bà Đỏ nằm trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Phù Cát. Quán sạch sẽ, đẹp và bánh cũng rất ngon. Hãy quán Trung Bộ nằm trên đường Tô Hiến Thành, bánh ở đây hấp tại chỗ nên lúc nào cũng nóng hổi, thơm ngon.

Nếu bạn thấy tự làm bánh lọc quá phức tạp và mất thời gian, thì hãy nghĩ ngay đến việc sử dụng bánh cấp đông nhé. Bánh lọc sau khi gói (có thể hút chân không) sẽ được cấp đông; bảo quản được ba tháng. Bất kì khi nào muốn ăn thì chỉ cần hấp trong thời gian từ 20 – 25 phút để bánh chín. Có thể hấp trực tiếp không cần rã đông rất tiện lợi.

Quà Huế có nguồn bánh lọc được làm tại làng Hương Cần – Vùng quê nổi tiếng với bánh Huế các loại. Bánh đảm bảo chất lượng hương vị; được nhiều khách hàng lựa chọn sử dụng trong gia đình hoặc cho nhà hàng quán ăn. Giá bánh lọc Huế cấp đông dao động từ 20.000 – 25.000/10 cái.

Nguồn: quahueonline.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *