Những lễ hội không thể bỏ qua khi đi du lịch Kiên Giang

435
Thành phố Rạch Giá Kiên Giang

Du lịch Kiên Giang là điểm đến số 1 khi nhắc tới Việt Nam. Nơi đây sở hữu hàng loạt những danh lam thắng cảnh nổi tiếng như: Phú Quốc, Rạch Giá, Hà Tiên, Vườn quốc gia nguyên sinh U Minh Thượng… Bên cạnh những cảnh đẹp thiên nhiên nức tiếng, nơi đây còn có rất nhiều lễ hội đặc sắc. Những lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc diễn ra thường niên được người dân cả nước quan tâm. Hãy điểm qua một số lễ hội được tổ chức quy mô và lớn nhất Kiên Giang để bạn có kỳ nghỉ tại đây thật ý nghĩa nhé.

Một số lễ hội nổi tiếng tại Kiên Giang

Lễ giỗ Đức khai Trấn Mạc Cửu tại Hà Tiên

Lễ giỗ Đức khai Trấn Mạc Cửu diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 25 đến 27 tháng 5 âm lịch hang năm, tại thị xã Hà Tiên. Mạc Cửu là người có công đầu trong việc khai phá vùng đất Hà Tiên cách đây đã hơn 300 năm.

Tưởng nhớ công lao của Mạc Cửu, lễ giỗ của ông được nhân dân tổ chức hàng năm với nhiều hoạt động vui chơi giải trí như: Đêm thơ Tao Đàn, Hội thi thư pháp nghệ thuật và thả đèn hoa đăng.

Lễ hội kỷ niệm ngày hy sinh của anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực tại Rạch Giá

Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực, người dân thường gọi tên thân quen là Cụ Nguyễn. Cụ là tấm gương về lòng yêu nước, người con của dân tộc Việt Nam.

Kiên Giang với nhiều địa danh đã ghi lại những giá trị văn hóa lịch sử gắn liền với tên tuổi của ông trong những năm tháng đất nước còn chiến tranh, mà cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị nhân văn sâu sắc như: Đình thần Nguyễn Trung Trực tại Thành Phố Rạch Giá, Phú Quốc và tại khu di tích lịch sử văn hóa Đình Vĩnh Hòa Hiệp…

Ông hy sinh vào ngày 27/10/1868 (ngày 28 tháng 8 âm lịch). Người dân địa phương xây Đình thờ ông ngay cửa biển Rạch Giá. Hàng năm, người dân ở khắp nơi hội tụ về đây làm lễ giỗ tưởng nhớ ngày mất của ông. Lễ giỗ được tổ chức vào các ngày 26 đến 28 tháng 8 âm lịch. Địa điểm tại Rạch Giá, Phú Quốc và các điểm thờ tự của ông khắp nơi trong tỉnh.

Đến Kiên Giang vào dịp này, du khách có thể tham gia vào các hoạt động vui chơi văn hóa dân gian Nam Bộ, thưởng thức những món ẩm thực,… Các hoạt động kéo dài suốt ba ngày thu hút hang triệu khách thập phương đến tham quan.

Lễ dang hương anh hùng Nguyễn Trung Trực

Lễ rước liệt sĩ anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Phan Thị Ràng

Đến đây du khách kính cẩn nghiêng mình rước tấm gương hy sinh anh dũng của nữ anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Liệt sĩ Phan Thị Ràng hay còn gọi là chị tư Phùng. Du khách cảm nhận được sự mất mát to lớn mà chiến tranh gây ra qua các tranh ảnh, hiện vật trưng bày tại đây. Khách du lịch còn được nghe kể về những giai thoại của chị Tư Phùng, người con gái kiên trung.

Ngoài ra, đến với khu di tích du khách còn được thưởng thức Xoài cát với hương vị ngọt lịm. Giống xoài này được trồng trên chính mảnh đất nơi đây. Bạn cùng gia đình hãy dạo bước dưới vườn xoài, cùng nhau cảm nhận gió thổi vi vu từ rừng núi. Rồi cùng chạnh lòng khâm phục nỗi đau thương to lớn mà mảnh đất nơi đây. Mảnh đất đã từng hứng chịu mất mát trong những năm tháng chiến tranh. Nơi đây là điểm dành cho những ai thích du lịch về nguồn, dã ngoại, thể thao khám phá.

Lễ hội Cúng Trăng Ooc Om Bok

Lễ hội Ooc Om Bok hay còn gọi là lễ Cúng Trăng của đồng bào dân tộc Khmer. Lễ hội diễn ra trên địa bàn tỉnh nói riêng và của vùng đồng bằng song Cửu Long nói chung. Được tổ chức vào ngày 15 tháng 10 âm lịch, cùng với các hoạt động sôi nổi đông vui.

Các hoạt động chính như: đua ghe ngo, đua thuyền truyền thống, hội thi giàn thủy lục đẹp, diễn Dù Kê, thi cờ ốc, cùng nhiều trò chơi dân gian khác. Hầu hết các hoạt động được diễn ra tại các sân chùa của người Khmer. Đặc biệt là tại huyện Gò Quao, nơi tập trung đồng bào dân tộc Khmer sinh sống nhiều nhất.

Lễ hội Ooc Om Bok của đồng bào dân tộc Khmer được chọn là một trong những lễ hội tiêu biểu cấp tỉnh diễn ra hàng năm. Lễ hội nhằm tôn vinh những giá trị truyền thống văn hóa đặc sắc của đồng bào Khmer.

Lễ Hội Cúng Trăng Tại Kiên Giang

Lễ hội Tao đàn Chiêu Anh Các

Lễ hội được tổ chức tại Lăng Mạc Cửu vào tết nguyên tiêu rằm tháng giêng hàng năm. Lễ hội nhằm tái hiện lại nét văn hóa lễ hội, thơ ca mang nét truyền thống của người xưa. Lễ hội được hình thành từ năm 1736, do Sĩ lân Mạc Thiên Tích lập nên.

Trong suốt những ngày diễn ra lễ hội, nhiều hoạt động phong phú bao gồm phần lễ và phần hội như: sáng tác, xướng họa, bình phẩm thơ văn, thi thư pháp, thả đèn hoa đăng… Cùng với không gian đầy sắc màu như đưa du khách quay ngược thời trở về vùng đất thơ.

Lễ hội Tao Đàn Chiêu Anh Các

Khám phá thêm các địa điểm du lịch nổi tiếng Kiên Giang tại đây

Nguồn: kitra.com.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *