Môn cử tạ tại Olympic sẽ bị bỏ vì VĐV dùng chất cấm

506
Môn cử tạ có thể bị cấm tại Olympic 2024
Môn cử tạ là một trong số những môn thể thao thu hút đông đảo người xem. Tuy nhiên mới đây, môn thi này có thể bị cấm tổ chức trong giải Olympic 2024. Lý do là vì có rất nhiều VĐV đã dùng doping (chất cấm) khi tham dự môn thi này. Mặt khác, với việc thay đổi chủ tịch điều hành lâm thời của Ủy ban Olympic quốc tế cũng là một nguyên nhân lớn. Bởi giám đốc điều hành được bổ nhiệm từ một người Thái Lan. Nơi đang bị dính lùm xùm việc VĐV cử tạ sử dụng chất cấm.

Từ những cuộc bầu cử tìm người đứng đầu- cử tạ “dính đạn”

Ursula Papandrea của Mỹ, người đã trở thành nữ quan chức đầu tiên đứng đầu Liên đoàn Cử tạ Quốc tế (IWF). Khi bà tiếp quản vào tháng 1, đã bị loại bỏ sau một cuộc bỏ phiếu của ban điều hành. Việc này xảy ra tại một cuộc họp khẩn cấp hôm 13.10, theo AFP.
Bà Ursula Papandrea
Sau khi hay tin, IOC cho biết: “IOC rất lo lắng khi biết về quyết định được đưa ra bởi Hội đồng của Liên đoàn Cử tạ Quốc tế. Về việc thay thế quyền chủ tịch, bà Ursula Garza Papandrea. Bằng cách thức đưa ra quyết định và người thay thế được lựa chọn. IOC có được sự hợp tác tuyệt vời với Ursula Papandrea trong thời gian tại vị. Và hoàn toàn ủng hộ những cải cách mà bà đã khởi xướng trong IWF”.
IOC không nêu tên người thay thế Ursula Papandrea. Nhưng giám đốc điều hành của cử tạ Mỹ Phil Andrews đã thông báo trong một tuyên bố. Rằng, Papandrea đã được thay thế bởi ông Intarat Yodbangtoey từ Thái Lan.

 Môn cử tạ có thể bị cấm thi đấu tại Olympic 2024 từ vụ bê bối của Thái Lan

Việc bổ nhiệm Yodbangtoey diễn ra bất chấp việc VĐV cử tạ Thái Lan sẽ bị cấm thi đấu tại Olympic Tokyo năm tới. Vì cả HLV và VĐV đều dính quá nhiều nghi án doping. Andrews cho hay, ông đã từ chức phó tổng giám đốc tạm thời của IWF và nói: “Trong những tháng gần đây, rõ ràng là không phải ai cũng có suy nghĩ tích cực đối với môn thể thao này. Và những nỗ lực của chúng tôi nhằm cải cách nhưng đã vấp phải sự phản kháng đáng kinh ngạc”.
Ông Yodbangtoey
IOC cho biết cuộc giành quyền lực và “hậu quả của nó sẽ được ban điều hành IOC xem xét”. Tuần trước, tổ chức này cũng đã đe dọa xem xét lại vị trí cử tạ trong chương trình thi đấu của Olympic ở Paris năm 2024. Môn cử tạ đã rơi vào tình trạng hỗn loạn kể từ tháng 1 khi kênh truyền hình Đức ARD. Họ sẽ phát sóng một bộ phim tài liệu tiết lộ thứ mà họ mô tả là “văn hóa tham nhũng”. Việc phát tán tài liệu xấu trong môn thể thao này nhằm che giấu việc sử dụng doping.

Những ý kiến trái chiều khi môn cử tạ có nguy cơ bị bỏ khỏi Olypic

Tamas Ajan (quan chức 81 tuổi người Hungary), chủ tịch IWF trong 20 năm, đã bác bỏ. Khi ông cho rằng những cáo buộc là “dối trá” trước khi bị áp lực buộc phải từ chức vào tháng 4. Ban đầu quan chức kỳ cựu này đã bị đình chỉ trong 90 ngày trong khi một cuộc điều tra độc lập. Điều tra đặt ra về việc xem xét các tuyên bố ARD mà phần lớn tập trung vào ông.
Theo bộ phim tài liệu, cho đến năm 2017, các VĐV cử tạ hàng đầu đã được miễn nhiều kiểm soát doping. Và kết quả kiểm tra đã bị thay đổi để đổi lấy tiền hối lộ. ARD cũng tham khảo các tài liệu cho thấy gần 4,5 triệu euro mà IOC trả cho IWF. Số tiền này đã được chuyển đến các tài khoản ở Thụy Sĩ mà Ajan kiểm soát.
Hi vọng môn cử tạ sẽ được giữ lại ở Olympic 2024

Kết

Cử tạ là một trong những bộ môn thể thao nhận được sự quan tâm rất lớn của mọi người. Do đó, nếu thật sự môn thể thao này bị loại bỏ khỏi kỳ Olympic 2024 quả thật rất đáng tiếc. Do đó, hi vọng bộ môn này sẽ được xem xét và giữ lại.

Bên cạnh đó, DIAOCKIENGIANG thấy rằng các VĐV nên xem lại tác phong của mình với bộ môn cử tạ này.  Nếu thật sự cử tạ là đam mê với họ, hãy thực hiện nghiêm ngặt các quy định của ở đây. Đặc biệt, tuyệt đối không sử dụng doping- chất cấm số 1 của các môn thể thao. Nếu như có sự thay đổi tích cực trong suy nghĩ và hành động. Chắc chắn Ủy ban Olympic sẽ suy nghĩ lại việc tiếp tục duy trì bộ môn này trong mùa giải.

Nguồn: thanhnien.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *