Khám sức khoẻ định kỳ nâng cao chất lượng cuộc sống

381
Khám sức khoẻ định kỳ

Khám sức khỏe định kỳ được xem là những phương pháp hiệu quả để bảo vệ sức khỏe bản thân. Đây cũng có thể là phương pháp phòng ngừa được nhiều bệnh lý nguy hiểm. Khám sức khỏe định kỳ giúp đánh giá được tình trạng sức khỏe hiện tại, phát hiện sớm các nguy cơ có thể gây bệnh trong tương lai.

Vậy vì sao nên khám sức khoẻ định kỳ? Khám sức khoẻ định kỳ gồm những gì? Và chúng ta cần lưu ý gì khi tham gia khám sức khoẻ định kỳ? Hãy cùng diaockiengiang tìm hiểu nhé!

Vì sao nên khám sức khoẻ định kỳ

  • Phát hiện những yếu tố nguy cơ gây bệnh có thể gặp trong lứa tuổi của mình.
  • Tạo điều kiện để bác sĩ nắm được tình hình sức khỏe của từng người, từ đó theo dõi dễ dàng những biến đổi (so với trước và sau này).
  • Tầm soát sớm bệnh tật giúp điều trị bệnh kịp thời và hiệu quả.
  • Khám và cho hướng điều trị các bệnh tật mãn tính mà khách hàng đang mắc phải.
  • Đánh giá tình hình chung và phân loại sức khỏe.

Khám sức khỏe định kỳ gồm những gì?

Sức khỏe là tài sản quý giá nhất của mỗi người, khi có sức khỏe tốt mới có thể tự tin học tập, làm việc, thực hiện những dự định, ước mơ trong cuộc sống. Khám sức khỏe định kỳ định kỳ là phương pháp vô cùng hiệu quả để bảo vệ sức khỏe. Thông qua khám định kỳ, những bất thường về sức khỏe sẽ được phát hiện kịp thời. Bệnh lý được can thiệp sớm nên hiệu quả điều trị cao, hạn chế nguy cơ biến chứng, tiết kiệm chi phí điều trị. Người khám sức khỏe cũng được tư vấn về chế độ dinh dưỡng, điều chỉnh chế độ làm việc, thay đổi lối sống nhằm loại bỏ các yếu tố nguy cơ gây bệnh, phòng tránh bệnh hiệu quả.

Bước 1: Khám lâm sàng

Khám tổng quát

Người khám sức khỏe sẽ được kiểm tra thể lực bao gồm: đo chiều cao; cân nặng; vòng bụng; tính chỉ số BMI; kiểm tra mạch; đo huyết áp. Tiếp theo, bác sĩ sẽ thăm khám, kiểm tra tổng quát các cơ quan trong cơ thể để phát hiện các bệnh lý hô hấp, tim mạch, thần kinh, tiêu hóa, thận-tiết niệu, cơ xương khớp,…

Khám lâm sàng

Khám chuyên khoa

Sau khi khám tổng quát, người khám sức khỏe sẽ được khám bệnh các chuyên khoa, bao gồm:

  • Khám mắt: Khám mắt gồm nhiều bài kiểm tra thị lực và đo thị lực dưới kính hiển vi nhằm đánh giá thị lực, khả năng nhìn. Khám mắt giúp phát hiện sớm những nguy cơ mắc bệnh, tật về mắt nhằm điều trị kịp thời, tránh làm tổn thương thị giác hay các diễn biến xấu có thể xảy ra làm mất thị lực.
  • Khám tai mũi họng: Tai mũi họng là các bộ phận trong cơ thể có liên quan mật thiết với nhau. Có thể bệnh lý tai mũi họng không quá như nguy hiểm nhiều căn bệnh khác; tuy nhiên lại thường kéo dài dai dẳng và tái phát. Khi khám sức khỏe định kỳ, bác sĩ sẽ đánh giá chức năng tai mũi họng, nếu có các bất thường sẽ điều trị dứt điểm ngay từ đầu.
  • Khám răng: Kiểm tra sức khỏe răng miệng nhằm phát hiện sớm các bệnh lý như hôi miệng; sâu răng; vôi răng; nha chu;.. để điều trị kịp thời. Ngoài ra, người đến thăm khám sẽ được bác sĩ tư vấn cách bảo vệ răng đúng cách, chăm sóc răng khoa học.
  • Khám da liễu: Thăm khám da liễu để phát hiện các rối loạn về da như viêm da; dị ứng; nhiễm trùng da do vi-rút; vi khuẩn; nấm,…
  • Khám phụ khoa: Bác sĩ sẽ thăm khám và khám tầm soát các bệnh lý phụ khoa như ung thư cổ tử cung; ung thư vú; ung thư buồng trứng; viêm nhiễm sinh dục,…

Bước 2: Thực hiện xét nghiệm

Để đánh giá các chỉ số trong cơ thể, người khám sức khỏe định kỳ sẽ được thực hiện xét nghiệm máu và xét nghiệm nước tiểu:

Thực hiện xét nghiệm

  • Xét nghiệm máu thường quy bao gồm: xét nghiệm công thức máu và xét nghiệm sinh hóa. Xét nghiệm công thức máu nhằm xác định số lượng và tỷ lệ các thành phần trong máu. Kết quả xét nghiệm giúp đánh giá người khám sức khỏe có bị thiếu máu hay không, cơ thể có đang trong tình trạng nhiễm trùng, chức năng đông máu có bình thường hay không,… Xét nghiệm sinh hóa máu nhằm xác định các thông số quan trọng như đường máu; urê; creatinin; men gan AST, ALT,… Các chỉ số này giúp đánh giá chức năng gan, thận, chẩn đoán bệnh đái tháo đường,..
  • Xét nghiệm nước tiểu: tổng phân tích các thông số nước tiểu giúp xác định có tình trạng viêm nhiễm đường tiết niệu hoặc mắc các bệnh lý về thận hay không. Một số rối loạn chuyển hóa cũng có thể được phát hiện khi xét nghiệm nước tiểu.

Bước 3: Chẩn đoán hình ảnh

Danh mục khám sức khỏe định kỳ bắt buộc sẽ bao gồm chụp phim X-quang tim phổi nhằm phát hiện sớm các tổn thương ở phổi cùng các vấn đề liên quan đến tim, lồng ngực. Ngoài ra, tùy tình trạng mỗi người đến khám, bác sĩ có thể chỉ định chụp phim X-quang các vị trí, bộ phận khác trên cơ thể.

Chẩn đoán hình ảnh

Bên cạnh danh mục khám sức khỏe định kỳ bắt buộc như trên, tùy theo đặc điểm độ tuổi, yếu tố nguy cơ, người khám sức khỏe có thể lựa chọn mở rộng gói khám thêm các chuyên khoa như ung bướu; nam khoa; phụ khoa; lão khoa,… Các kỹ thuật có thể được thực hiện như: siêu âm ổ bụng; siêu âm tuyến giáp; siêu âm vú (đối với nữ); các đo loãng xương; điện não đồ; điện tâm đồ; xét nghiệm viêm gan B, C; chức năng tuyến giáp; xét nghiệm nội tiết tố,.. Trong trường hợp phát hiện các bất thường trong quá trình khám, bác sĩ có thể chỉ định làm thêm các kỹ thuật cao như chụp cộng hưởng từ MRI, chụp CT-Scanner,…

Quy định mới về khám sức khoẻ định kỳ

Các chuyên gia y tế khuyến cáo mọi người nên khám sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần hoặc ít nhất mỗi năm một lần. Việc này nhằm sớm phát hiện các bệnh lý còn đang trong giai đoạn tiềm ẩn. Nếu có bệnh sẽ can thiệp sớm nhằm giảm thiểu đến mức tối đa những ảnh hưởng đến sức khỏe.

Theo Luật an toàn, vệ sinh lao động năm 2015, quy định khám sức khỏe định kỳ mới nhất cho người sử dụng lao động tại các cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất. Theo đó, người lao động mỗi năm phải được khám sức khỏe ít nhất một lần. Đối với những người lao động trong môi trường độc hại, nguy hiểm; lao động nặng nhọc; người lao động là người khuyết tật; người cao tuổi; người chưa thành niên phải được khám sức khỏe ít nhất 6 tháng một lần. Bên cạnh đó, lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản. Những người lao động tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp sẽ được khám để phát hiện bệnh nghề nghiệp. Chi phí khám sức khỏe cho người lao động sẽ được cơ quan, doanh nghiệp chi trả.

Giới thiệu địa chỉ khám sức khoẻ định kỳ tốt

Là địa chỉ chăm sóc sức khỏe uy tín, chất lượng tại Việt Nam, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện đã và đang triển khai nhiều gói khám sức khỏe định kỳ phù hợp với từng độ tuổi, giới tính, nhu cầu riêng của khách hàng với chính sách giá ưu đãi, bao gồm:

  • Gói khám sức khỏe tổng quát trẻ em
  • Gói khám sức khỏe tổng quát tiêu chuẩn
  • Gói khám sức khỏe tổng quát đặc biệt
  • Gói khám sức khỏe tổng quát VIP
  • Gói khám sức khỏe tổng quát kim cương
  • Gói khám sức khỏe Work permit- Cấp giấy phép lao động

Bệnh viện vinmec

Với nguồn nhân lực chất lượng cao và sự vượt trội về cơ sở vật chất, hệ thống trang thiết bị hiện đại như máy PET/CT; CT 640; MRI; hệ thống labo xét nghiệm tiêu chuẩn thế giới; hệ thống máy siêu âm hiện đại hàng đầu thế giới; nhờ vậy cho kết quả chính xác, góp phần không nhỏ vào việc xác định bệnh và giai đoạn bệnh. Vì thế, việc thăm khám sức khỏe định kỳ tại Vinmec sẽ mang đến quý khách hàng sự an tâm và hài lòng cao nhất.

Những lưu ý khi khám sức khoẻ định kỳ

Không ăn sáng, uống các chất có đường, gas hoặc chất gây nghiện như trà, cà phê … để đảm bảo kết quả xét nghiệm máu và nước tiểu được chính xác.

Chú ý khi khám tổng quát

  • Nếu siêu âm bụng tổng quát, cần uống nhiều nước và nhịn tiểu cho tới khi siêu âm bụng xong (nước tiểu trong bàng quang giúp bác sĩ quan sát được toàn bộ thành bàng quang, tử cung và hai buồng trứng (đối với nữ) hoặc tuyến tiền liệt và túi tinh của nam).
  • Nếu nội soi dạ dày, cần nhịn ăn để bác sĩ quan sát tốt hơn bên trong dạ dày.
  • Vệ sinh cơ thể như tai; mũi; họng; vùng kín sạch sẽ để không làm ảnh hưởng đến tầm nhìn và quan sát của bác sĩ khi thăm khám.
  • Tùy thuộc vào độ tuổi, giới tính, bệnh sử và nhu cầu của từng cá nhân để chọn chương trình khám phù hợp.
  • Tùy theo lứa tuổi, sức khỏe để chọn thời gian khám định kỳ: 6 tháng/lần, 1 năm/lần, 2 năm/lần…
  • Trong khi khám có thể bác sỹ nghi ngờ có bệnh gì đó cần xét nghiệm thêm để chẩn đoán xác định

những chú ý khi khám sức khoẻ định kỳ

Chú ý khi khám phụ khoa

  • Không khám phụ khoa nếu trong kỳ kinh nguyệt, đang có thai.
  • Phụ nữ có gia đình tránh quan hệ tình dục trước ngày khám (nếu có khám phụ khoa).
  • Phụ nữ mang thai không chụp X-quang.
  • Các trường hợp siêu âm phụ khoa bằng đầu dò, cần tiểu hết cho bàng quang rỗng để bác sĩ dễ quan sát tử cung và phần phụ.

Nguồn: vinmec.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *