Bật mí lợi ích của phương pháp ngâm chân thảo dược

403
ngâm chân thư giãn

Đối với y học cổ truyền, ngâm chân là một liệu pháp trị bách bệnh rất thông dụng. Một điều đáng quan tâm và ưu tiên hàng đầu là giữ ấm và chăm sóc bàn chân đúng cách. Bởi lẽ, bàn chân lạnh có thể ảnh hưởng đến nhiệt độ toàn thân. Thường xuyên ngâm chân mang đến sự thư giản thoải mái; đẩy lùi một số căn bệnh; tăng cường sức khỏe cho mọi đối tượng. Đến nay, liệu pháp này đã được áp dụng rộng rãi, phổ biến trở lại.

Chính vì vây, ngâm chân thảo dược là một trong số những phương pháp đơn giản và hiệu quả nhất. Hôm nay, diaockiengiang sẽ mang đến cho bạn 6 lợi ích của phương pháp ngân chân.

6 lợi ích mà phương pháp ngâm chân thảo dược đem lại

Ngâm chân thảo dược giúp giải toả căng thẳng, mệt mỏi

Có thể thực hiện ngâm chân bằng nước muối hay thảo dược, thông thường loại nước thảo dược được bào chế từ những nguyên liệu thảo mộc như quế khấu, ngải cứu, lá lốt, thiên niên kiện… Trải qua một quá trình đun nấu, các hoạt chất có trong những dược liệu này sẽ được hòa tan, khi ngâm sẽ tác động trực tiếp lên da, giúp điều hòa lưu thông máu, đẩy lùi các tình trạng mệt mỏi, chống stress và thư giãn tinh thần.

giải toả căng thẳng, mệt mỏi

Ngâm chân thảo dược giảm thiểu tình trạng mất ngủ, khó ngủ

Bạn có biết, cơ thể chúng ta có đến 6 dây thần kinh tập trung ở bàn chân và các huyệt vị tương ứng. Khi ngâm chân, các đầu mút thần kinh này sẽ được kích thích nhẹ nhàng bởi các tinh thể muối cùng hoạt chất từ thảo dược. Để mang đến hiệu quả giảm mất ngủ tốt nhất, nên lưu ý xoa bóp nhẹ, bấm huyệt ở bàn chân trong khi ngâm, nhằm tăng cường tác động đến hệ thần kinh, giúp ổn định điều hòa khí huyết và mang đến giấc ngủ sâu hơn.

đem đến giấc ngủ ngon

Ngâm chân thảo dược giảm tình trạng đau nhức xương khớp

Liệu pháp ngâm chân bằng thảo dược rất có ích cho những người bị viêm, đau nhức xương khớp dai dẳng lâu năm. Trong thảo dược có chứa nhiều hoạt chất, toả hơi kết hợp cùng độ ấm vừa phải của nước giúp cơ thể cân bằng, tạo sự thoải mái, tác động tích cực lên các khớp xương bàn chân và đầu mút dây thần kinh ở bàn chân sẽ tác động ngược lên toàn cơ thể giúp giảm những cơn đau nhức do viêm khớp gây ra.

giảm tình trạng đau nhức xương khớp

Ngâm chân thảo dược điều trị các bệnh về da

Ngâm chân bằng thảo dược hay nước ấm còn mang đến tác dụng cung cấp nước, giữ ẩm cho da. Ngoài ra, đối với nước muối còn có tính chất khử trùng, chống lại virus, loại bỏ lớp sừng và tẩy tế bào chết, sát trùng cho vùng da chân, giảm các bệnh ngoài da như viêm nhiễm, mẫn ngứa.

Ngâm chân thảo dược điều trị các bệnh về da

Ngâm chân bằng thảo dược ổn định huyết áp

Đối với các bệnh cao huyết áp thường xảy ra ở người già, việc ngâm chân trong nước ấm, trong dịch thuốc hay thảo dược cũng giúp ổn định huyết áp đáng kể. Khi ngâm chân, người bệnh nên cần giữ cho mình một tinh thần thoải mái, tránh những tư tưởng tiêu cực dẫn đến áp lực, lo âu. Ngoài ra, đối với người huyết áp quá cao, có thể kéo dài thêm thời gian ngâm chân để tăng hiệu quả.

Ngâm chân bằng thảo dược ổn định huyết áp 

Ngâm chân thảo dược hỗ trợ cải thiện chức năng của thận

Hiện nay, tỷ lệ người mắc bệnh thận tăng nhanh là điều dễ hiểu vì nghiên cứu cho thấy, trung bình thời gian ngồi của mỗi người trong ngày là hơn 8 tiếng đồng hồ. Ngâm chân với thảo mộc có thể giúp bạn cải thiện bộ lọc của thận. Các thành phần hoạt chất trong nước ngâm chân thảo dược sẽ thẩm thấu vào thận, củng cố và góp phần tăng cường việc đào thải các chất cặn bã ra bên ngoài

Một số loại nước ngâm chân đơn giản nhưng lại rất hiệu quả

Nước gừng tươi

Tác dụng tốt với người sợ lạnh hoặc hay bị lạnh chân tay, giúp tuần hoàn máu tốt.

Cách làm: Gừng tươi 20 – 30g, đập dập, cho vào khoảng nửa nồi nước; đậy kín vung để tránh làm bay hơi một số chất trong gừng; đun sôi trong khoảng 10 phút. Đổ toàn bộ nước và gừng đã đun vào chậu pha thêm nước lạnh khoảng 40 độ là ngâm được.

Nước gừng tươi

Ngải cứu

Có tác dụng cải thiện chức năng phổi, rất tốt đối với các bệnh nhân viêm phế quản mạn tính và những người thường xuyên bị ho có đờm.
Cách làm: Ngải cứu tươi 20 – 30g; cho vào nửa nồi nước đậy vung kín đun sôi khoảng 10 phút. Sau đó đổ cả lá và nước pha thêm nước lạnh cho nhiệt độ khoảng 40 độ thì ngâm hai chân. Không được ngâm quá mắt cá chân.
Ngải cứu

Vỏ quế và hoa tiêu

Có tác dụng rất tốt trị chứng phù thũng do chức năng bài tiết của thận.

Cách làm: Vỏ quế, hoa tiêu mỗi thứ 15g cho vào nồi đổ nước; đậy vung kín đun sôi khoảng 10 phút; sau đó đổ ra chậu pha thêm nước lạnh cho nhiệt độ khoảng 40 độ là được. Chú ý không được ngâm quá mắt cá chân.

Nước hồng hoa

Có tác dụng hoạt huyết thông kinh, tiêu ứ, giảm đau. Dùng tốt cho người thường bị chứng tê cóng hoặc da bị nứt nẻ khi trời lạnh.

Nước hồng hoa

Cách làm: Lấy 10 – 15g hồng hoa cho vào nồi đổ nước; đậy vung kín đun sôi khoảng 10 phút; đổ cả nước và bã ra chậu; pha thêm nước lạnh cho nhiệt độ khoảng 40 độ là được. Không được ngâm quá mắt cá chân. Nếu dùng 30 – 50g ngải cứu khô và 10 – 15g hồng hoa đun nước ngâm chân thì còn có thể kích thích tuần hoàn máu, phòng chống và giảm nhẹ được chứng cong phồng tĩnh mạch và chứng viêm dây thần kinh ngoại vi.

Nguồn: thaidetox.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *