Đặc sản nổi tiếng bánh thốt nốt Kiên Giang
Thốt nốt ở Kiên Giang loại quả có hình dạng gần giống quả dừa các bạn ạ. Loại quả này xuất hiện ở miền Tây Nam Bộ. Thốt nốt được dùng làm nước uống nước dùng trong những ngày hè nắng nóng với lõi non. Không chỉ vậy còn dùng làm đường tự nhiên để dùng trong những món ăn hàng ngày. Mọi người thường làm thốt nốt với nhiều món ăn đa dạng khác nhau. Đặc biệt ở Kiên Giang thốt nốt được dùng để làm bánh. Điều này giúp cho bánh trở thành đặc sản nổi tiếng bánh thốt nốt Kiên Giang. Rất nhiều người đến đây khii tham quan du lịch ở Kiên Giang thì không thể bỏ qua văn hóa ẩm thực nơi đây. Bánh thốt nốt đã góp phần cho sự đặc sắc, đa dạng cho những món ăn nơi đây.
Bánh thốt nốt Hà Tiên
Là món bánh đặc sản của người dân Khmer tại Hà Tiên. Nhìn ngoài không mấy hấp dẫn nhưng khi mở gói ra thì ngon mắt vô cùng. Làm khách phương xa nhớ nhung không chỉ ở màu vàng đặc trưng từ nước thốt nốt. Mà còn ở cái vị bùi bùi của bột gạo và béo ngậy của dừa.
Thốt nốt là cây thân thẳng, mọc nhiều ở vùng Tịnh Biên, Tri Tôn . Không chỉ vậy đặc biệt mọc phổ biến vùng Hà Tiên tỉnh Kiên Giang. Cây thốt nốt ngoài việc cho đường, làm thức uống giải khát, trái thốt nốt chín vàng có mùi thơm, có thể làm ra một số loại bánh, phổ biến nhất là bánh thốt nốt. Tạo nên đặc sản nổi tiếng bánh thốt nốt Kiên Giang.
Nét hấp dẫn riêng của bánh thốt nốt Hà Tiên
Người dân Khmer tại Hà Tiên đã chế biến ra món ăn dân dã mà tinh tế từ những nguyên liệu đặc trưng của địa phương. Bánh thốt nốt được làm từ trái thốt nốt, đường thốt nốt, dừa và bột gạo.
Con người Kiên Giang với bí quyết gia truyền của mình đã tạo nên món bánh mang dư vị đậm đà, đậm chất quê hương, các nguyên liệu đặc trưng của địa phương. Loại bánh này được làm từ các nguyên liệu chính như: bột gạo, nước thốt nốt, trái thốt nốt. Sự hòa quyện tinh tế của các nguyện liệu trên đã cho ra món bánh thốt nốt trứ danh, nức tiếng trên mảnh đất Kiên Giang.
Cách làm bánh thốt nốt Hà Tiên
Công đoạn để làm bánh khá đơn giản, người ta lấy gạo đã ngâm xay thành bột và ủ một đêm cho lên men. Bánh ngon hay không vẫn ở khâu ủ bột. Trái thốt nốt chín vàng, lột vỏ, tách đôi lấy phần xơ màu vàng chà vào rổ. Tiếp theo phía dưới có thau hứng nước. Khi bột gạo đã khô bớt nước, cho phần nước của trái thốt nốt đã chà vào trộn đều. Sau đó cho đường thốt nốt vào tiếp tục trộn đến khi tan hết. Để chút dừa nạo vào trộn lần nữa rồi để cho bột nghỉ khoảng 1 tiếng. Bánh được gói trong tấm lá chuối hoặc lá thốt nốt, để bánh vào xửng, hấp trên lửa to khoảng 15 phút là bánh chín.
Đặc sản nổi tiếng bánh thốt nốt Kiên Giang. Bánh thốt nốt nhìn ngoài không mấy hấp dẫn nhưng khi mở gói ra thì ngon mắt vô cùng, làm khách phương xa nhớ nhung không chỉ ở màu vàng đặc trưng từ nước thốt nốt, mà còn ở cái vị bùi bùi của bột gạo và béo ngậy của dừa.
Du khách có thể tìm mua bánh thốt nốt tại Khu du lịch Mũi Nai. Dù được chế biến theo cách nào đi chăng nữa thì bánh thốt nốt vẫn giữ được trong mình những nét hấp dẫn riêng về hương vị. Bánh sau khi được hấp để nguội sẽ ngon hơn rất nhiều. Đến các chợ vào buổi sáng sớm, nhìn cả khu chợ được nhuộm màu vàng ươm của bánh thốt nốt chắc chắn sẽ để lại kỉ niệm khó quên trong lòng du khách.
Nguồn: dulichhatien.com.vn