Ăn chuối thường xuyên nhưng bạn có biết những điều này

322
dinh dưỡng từ chuối

Các loại trái cây luôn mang lại rất nhiều nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho cơ thể con người. Trong đó có chuối là một loại trái cây đáp ứng đủ ba tiêu chí ngon – bổ – rẻ. Chuối cực kỳ tốt cho sức khỏe con người và rất dễ sử dụng. Loại trái cây này có chứa các dưỡng chất thiết yếu và mang lại lợi ích cho việc tiêu hóa. Ngoài là thực phẩm bổ dưỡng quả chuối còn là món ăn vặt rất tiện lợi. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ mang đến cho bạn những thông tin hữu ích và rất quan trọng từ chuối.

Dinh dưỡng từ chuối

Một quả chuối lớn tương đương với một khẩu phần trái cây. Chúng chứa khoảng 120 calo và 0.49 gram kali. Đáp ứng 19% nhu cầu kali hàng ngày của phụ nữ và 15% của đàn ông. Chất dinh dưỡng này có thể loại bỏ natri khỏi cơ thể của bạn và làm giãn các thành mạch máu, giúp huyết áp ổn định.

chuối thái lát

Chuối cũng là một nguồn cung cấp vitamin B6 dồi dào, rất cần thiết cho hệ miễn dịch, hệ thần kinh và não bộ của con người.

Tốt cho tiêu hóa

Các bác sĩ Hoa Kỳ khuyến cáo, bạn nên ăn chuối, cơm, sốt táo và bánh mì nướng khi bạn đang chống bị tiêu chảy hoặc đau bụng. Chuối kích thích sản xuất chất nhầy trong ruột của bạn. Điều này giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi acid có thể gây ra chứng ợ nóng, buồn nôn.

Chất xơ có liên quan đến nhiều lợi ích sức khỏe bao gồm cải thiện tiêu hoá. Một quả chuối cỡ trung bình có khoảng 3 gam chất xơ. Với hàm lượng này chuối trở thành nguồn chất xơ khá tốt. Chuối chứa hai loại chất xơ chính:

  • Pectin: Hàm lượng chất này sẽ giảm khi chuối chín.
  • Kháng tinh bột: Chất này cũng được tìm thấy trong chuối chưa chín. Kháng tinh bột được thải bỏ qua quá trình tiêu hoá và kết thúc ở ruột già-nơi nó trở thành thức ăn cho các vi khuẩn có lợi trong ruột.

Ngoài ra, một số nghiên cứu cũng đề xuất pectin có thể giúp bảo vệ và chống lại ung thư kết tràng.

Kết hợp với món ăn sáng

 

kết hợp với món ăn sáng

Bánh mì nướng bơ đậu phộng và chuối là món ăn buổi sáng được nhiều người yêu thích. Vị ngọt tự nhiên của chúng còn có thể giúp giảm độ chua trong sữa chua. Bạn có thể ăn chúng cùng ngũ cốc, bổ sung vào món sinh tố để có một thức uống tuyệt vời cho sức khỏe.

Người bị dị ứng chuối

Một số người có thể bị dị ứng với chuối. Các triệu chứng có thể nhẹ như ngứa miệng, nặng hơn là nổi mề đay, thở khò khè hoặc thậm chí là cổ họng bị sụp xuống. Bạn có thể sẽ cảm thấy các triệu chứng này vài phút sau khi ăn chuối. Nếu bị dị ứng với chuối, bạn nên tránh ăn loại quả này và cẩn thận để đảm bảo chúng không có trong món salad hoặc đồ nướng.

Vỏ chuối

vỏ chuối

Chuối là loại trái cây tiện lợi, chúng chứa nhiều chất xơ giúp bạn cảm thấy no và các vitamin có lợi cho cơ thể. Được biết, một người Mỹ thường ăn tới hơn 12,2 kilogram chuối (khoảng 90 quả ) mỗi năm. Nhiều hơn lượng cam và táo tiêu thụ cộng lại. Vỏ chuối có các chất chống oxy hóa. Một số người sử dụng vỏ chuối trong một số phương pháp để điều trị kích ứng da hoặc để giảm sưng tấy. Các phương pháp dân gian sử dụng vỏ chuối để điều trị vết cắn của bọ, bỏng nhẹ và cháy nắng.

Bảo quản chuối

cách bảo quản

Bảo quản chuối ở nơi khô thoáng. Chúng sẽ không chín bên trong tủ lạnh. Dùng nước ép dứa hoặc chanh để giữ cho chúng tươi sau khi cắt lát. Nếu không, chúng sẽ nhanh chóng chuyển sang màu nâu. Không cất chúng gần các loại trái cây khác như táo vì chúng sẽ chín rất nhanh.

Nhược điểm của chuối

Chuối chứa nhiều tinh bột và đường, có thể gây tăng lượng đường máu của bạn. Nhưng do chỉ số GI thấp, tiêu thụ chuối vừa phải sẽ không làm tăng lượng đường trong máu gần như các loại thực phẩm giàu carb khác. Bởi vậy, những người bị bệnh tiểu đường nên tránh ăn nhiều chuối đã chín kỹ. Tốt nhất bạn nên theo dõi lượng đường trong máu một cách cẩn thận sau khi tiêu thụ nhiều đường và carbs.

Nguồn: laodong.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *