Uniglo với tham vọng 100 cửa hàng mỗi năm tại châu Á

1,034
Uniglo với tham vọng 100 cửa hàng mỗi năm tại châu Á

Hàng nghìn thương hiệu thời trang lớn của thế giới đã phải thông báo phá sản trong cuộc chiến với đại dịch COVID-19. Dù không một thương hiệu nào tránh khỏi tầm ảnh hưởng của đại dịch. Nhưng thương hiệu Uniglo dường như lại ứng phó với đại dịch tốt hơn những hãng. Dưới sự lãnh đạo của Tadashi Yanai, hãng thời trang Uniglo dường như không mấy ảnh hưởng mà ngày càng phát triển hơn. Và theo như dự kiến, Uniglo sẽ tăng tốc độ mở các chuỗi cửa hàng ở thị trường châu Á trong thời gian sắp tới. Với con số cụ thể hơn là khoảng 100 cửa hàng mỗi năm tại thị trường châu Á. Với mục tiêu này, Uniglo sẽ thực hiện như thế nào? Hãy cùng Dia oc Kien Giang tìm hiểu nhé!

Vài nét về Uniglo – thương hiệu thời trang lớn thứ hai thế giới

Vài nét về Uniqlo

Thương hiệu thời trang Uniqlo được sáng lập bởi Tadashi Yanai sinh năm 1949 tại Yamaguchi, Nhật Bản. Ông được thừa hưởng cửa hàng kinh doanh thời trang của gia đình năm 1984. Ngay sau đó Tadashi Yanai mạnh dạn giới thiệu hàng loạt sản phẩm dành riêng cho nữ giới. Rồi mở thêm cửa hàng ở ngoại thành, từ bỏ thương hiệu mà cha mình đã xây dựng cả đời để thành lập Unique Clothing Warehouse (sau này được rút gọn thành Uniqlo).

Đến năm 1994, chỉ 10 năm sau ngày tiếp quản. Uniqlo đã trở thành một chuỗi thời trang danh tiếng với hơn 100 cửa hiệu khắp Nhật Bản. Năm 2002, Uniqlo mở cửa hàng đầu tiên là thời trang London và nhanh chóng mở 21 cửa hiệu cả trong thành thị lẫn vùng ven. Không dừng lại ở đó, Uniqlo còn “chen chân” vào 3 đại siêu thị ở New Jersey; đánh dấu sự có mặt ở cường quốc số 1 thế giới. Vì lý do mở rộng quá nhanh, Uniqlo bắt đầu gặp khó khăn và chịu một khoản lỗ rất lớn lên đến hàng chục triệu dola chỉ sau một thời gian ngắn. Buộc Uniqlo phải đóng cửa 16/21 cửa hàng ở Anh. Đồng thời cũng rút khỏi thị trường đầy tiềm năng là Mỹ.

Uniglo thâm nhập thị trường Việt năm 2019

Uniqlo, thương hiệu thời trang hàng đầu Nhật Bản. Đã chính thức mở cửa hàng đầu tiên tại Hà Nội năm 2020. Ông Osamu Ikezoe, Tổng giám đốc Uniqlo tại Việt Nam đã gọi sự kiện này là “bước đi mới” của Uniqlo ở thị trường Việt Nam. Sau bước đi đầu tiên là mở cửa Uniqlo Đồng Khởi (TP.HCM) vào cuối năm 2019. Ông cũng đã chia sẻ: “10 năm trước, chúng tôi đã bắt đầu mong muốn được thử thách tại thị trường Việt Nam”.

Ấp ủ kế hoạch từ nhiều năm trước. Song sau một thời gian “chuẩn bị chắc chắn”, Uniqlo mới chính thức “tham chiến” tại thị trường Việt Nam – thị trường non trẻ nhất trong tổng số 25 thị trường mà Uniqlo đã đặt chân. Tốc độ tăng trưởng kinh tế 7%/năm, dân số trẻ, năng động, quy mô thị trường gần 100 triệu dân là những lý do khiến Uniqlo tin rằng, Việt Nam là thị trường rất có tiềm năng. Và đây là lý do khiến Uniqlo quyết định mở cửa hàng tại Việt Nam.

Mục tiêu về thị trường của Uniglo tại châu Á

Mục tiêu về thị trường của Uniglo tại châu Á

Fast Retailing – công ty sở hữu thương hiệu Uniqlo đang muốn tăng tốc mở rộng chuỗi tại châu Á. Cụ thể, hãng nhắm mục tiêu mở khoảng 100 cửa hàng mới mỗi năm. Đây là một nỗ lực nhằm phục hồi kinh doanh sau đại dịch Covid-19.

Thị trường châu Á

“Châu Á sẽ là trung tâm tăng trưởng của thế giới”, Chủ tịch kiêm CEO Tadashi Yanai của Fast Retailing cho biết. “Chúng tôi sẽ tăng tốc mở rộng kinh doanh tại khu vực này để trở thành số một tại châu Á”. Hiện tại, công ty này đang mở khoảng 40-50 cửa hàng mỗi năm tại châu Á.

Thị trường thương mại điện tử

“Không sớm thì muộn, đại dịch cũng sẽ chấm dứt”, Yanai nói. Ông này cho rằng thương mại điện tử sẽ là chìa khoá cho việc tăng trưởng của hãng. Để đẩy mạnh thương mại điện tử, Fast đang xây những nhà kho tự động hoá trên toàn cầu, ông cho biết.

Sự tăng trưởng của Uniglo tại châu Á

Phát ngôn của Yanai được đưa ra sau khi Fast công bố mức lợi nhuận 167,9 tỷ yen (1,5 tỷ USD) trong nửa đầu năm tài khoá 2021; tăng 23% so với một năm trước. Doanh số ấn tượng tại Nhật Bản và Trung Quốc giúp hãng quần áo bình dân này vượt qua ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Trong bối cảnh doanh số tại hầu hết khu vực đều sụt giảm.

Fast cho biết Uniqlo đạt doanh thu vượt kỳ vọng tại Nhật Bản. Với doanh thu tăng 6,2% trong khi lợi nhuận tăng 36,6%. Doanh số online tại Nhật Bản cũng tăng 40%. Trong khi đó, mảng kinh doanh quốc tế của Uniqlo chứng kiến sự sụt giảm về doanh thu nhưng lợi nhuận tăng. Cụ thể, doanh thu của hãng giảm 3,6% nhưng lợi nhuận tăng 25,9%. Tính đến tháng 2, giá trị vốn hoá của Fast đạt 10,87 nghìn tỷ yen (99 tỷ USD); vượt qua công ty Tây Ban Nha Inditex (sở hữu thương hiệu Zara). Nó đã trở thành thương hiệu thời trang phổ thông giá trị nhất thế giới.

Fast cũng tăng mức dự báo doanh thu trong năm tài khoá 2021 (kết thúc vào tháng 8 năm nay). Hãng kỳ vọng doanh số sẽ tăng 10% so với năm tài khoá trước, lên mức 2,21 nghìn tỷ yen (20,13 tỷ USD); lợi nhuận tăng hơn 70% lên 255 tỷ yen (2,32 tỷ USD). Trước đó, hãng dự báo đạt doanh thu 2,2 nghìn tỷ yen và lợi nhuận 245 tỷ yen.

Nguồn: cafef.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *