Quan họ Bắc Ninh hay còn gọi là dân ca quan họ. Được biết đến như là một nét sinh hoạt văn hóa đặc trưng ở miền Bắc Việt Nam. Nét văn hóa độc đáo có tuổi đời khá lâu, đó là những gì còn lại ở Bắc Kinh. Bao gồm hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh hợp thành. Sau này được tách ra hai tỉnh thành riêng nhưng phần nhiều Bắc Ninh là đa số.
Thời gain trôi đi, nét văn hóa này ăn sâu bám rễ vào từng con người Việt Nam, ảnh hưởng vào văn hóa người Việt. Hiện nay có thể nói cùng với chèo thì quan họ Bắc Ninh là dòng nhạc dân ca được xứ Bắc yêu thích bậc nhất. Cái nôi hình thành nên dòng nhạc đặc biệt này đến nay vẫn còn gây tranh cãi. Hãy cùng tìm hiểu nét văn hóa này có gì độc đáo mà nhiều người yêu thích đến vậy nhé !
Mục lục
Nét độc đáo của quan họ Bắc Ninh
Nét quan họ gần gũi
Đằm thắm nét duyên quan họ trong từng nét quan họ. Nhắc tới quan họ ta thường nghĩ ngay tới những làn điệu dân ca miền quê Kinh Bắc đằm thắm mượt mà. Nhưng đó chỉ là phần nổi của tảng băng chìm tri thức dân gian quan họ Bắc Ninh – Bắc Giang. Sinh hoạt quan họ gắn với cộng đồng làng xóm. Mỗi làng có thể có từ một tới nhiều bọn quan họ. Mỗi bọn quan họ lại kết bạn, kết chạ với một hoặc nhiều bọn quan họ khác ở trong làng, ngoài làng. Vùng kinh Bắc quan họ là sản phẩm của văn hóa làng.
Khác xa với những hình thức hát dân ca khác, quan họ là tổng thể của một lối hát gắn liền với một lối chơi dân dã, tao nhã, Trong dân ca quan họ chứa đựng phần lời hát, phần âm nhạc, phần phục trang và bao hàm cả không gian hội hè, phong tục, tập quán, ứng xử. Cái hay sự độc đáo của quan họ không chỉ ở cách diễn xướng, lối trình bày mà còn ở hình thức sáng tác tập thể linh hoạt và tục lệ tổ chức.
Lối hát đậm đà bản sắc dân gian
Lối chơi quan họ bộc lộ những quy ước, lề lối sinh hoạt. Đó là lề lối hát, lề lối kết bạn – kết chạ, sự giao tiếp cư xử khi ăn nói, lúc đứng ngồi, mời mọc, đưa tiễn. Đó là sự kết tinh của một nền văn minh nông nghiệp đồng bằng lúa nước. Sự hình thành những làng cổ người Việt trong đó nảy nở nhân tố văn hóa quan họ. Tiêu biểu là 49 làng quan họ cổ, quan họ gốc ở vùng Kinh Bắc, Bắc Ninh – Bắc Giang ngày nay.
Hội quan họ gắn liền mật thiết với hàng trăm ngôi đình cổ kính. Quan họ trở thành cầu nối, chất kết dính cộng đồng của hội làng, hội chùa, hội đình, hội nghề, hội chợ… Với quan họ, trò diễn đi liền với các trò vui mang cốt cách dân quê như thi hoa, thi vật, thi chim, thi bắt trạch trong chum, thi thổi cơm, thi kéo co, cướp cầu, chọi gà, cờ tướng, cờ người, đánh đu… Vào dịp hội các bọn quan họ hát ròng rã cả ngày, thâu đêm suốt sáng. Hoạt động này đọng lại bao lời hay ý đẹp, bao tình nghĩa nồng hậu, bao nhớ thương gửi gắm, bao ước hẹn đợi chờ…
Bạn quan họ mẫu mực thủy chung trong sáng
Kết bạn nam nữ giữa các bọn, giữa các làng quan họ là điều phổ biến không thể thiếu trong mọi sinh hoạt giao lưu. Những nghệ nhân quan họ cao tuổi có uy tín sẽ được tôn sùng thành ông chùm, bà chùm của bọn quan họ. Nhà của nghệ nhân này thường được chọn làm không gian sinh hoạt văn hóa quan họ mang tính cộng đồng.
Quan họ rất chú ý đến truyền nghề, dạy lối hát, cách chơi cho lớp trẻ kế cận với với quan họ cựu. Nếu các em tự nguyện và gia đình đồng ý thì sẽ được nhập bọn quan họ. Khi ấy vào các tối ngủ bọn, các em được học nói năng giao du, lề lối hát, lề lối kết bạn, cách mặc trang phục và cách sáng tác đối đáp quan họ.
Cách giao lưu đón bạn của bọn quan họ rất độc đáo. Muốn mời bọn quan họ bạn sang chơi thì chiều hôm trước cử người đến có nhời bên được mời tổ chức canh hát suốt đêm. Sáng hôm sau mới tiễn bạn về. Buổi chiều bọn quan họ được mời đến hẹn. Chủ đón khách từ ngoài cổng làng để dẫn bạn đi lễ thờ và hát trúc, ca sự tại đình.
Nồng thắm câu quan họ quê hương
Mối quan hệ sắt son
Sau khi bạn quan họ về nơi sinh hoạt cộng đồng, hai bên có lời hát thăm hỏi nhau. Tặng quà rồi hát tiếp đối đáp đến nửa đêm mới mời cơm quan họ. Ăn xong lại hát tiếp. Quá nửa đêm mời nhau tiệc nước, tiệc ngọt. Đó là Xôi vò, chè đỗ, bánh cốm… Sau đó lại tiếp tục cuộc du ca quan họ nam nữ tại gia. Sự biến tấu của quan họ còn phụ thuộc vào tinh thần nghệ sỹ. Đôi khi là nội dung kịch bản có sẵn và nghệ sỹ chỉ cần làm theo. Nhưng với những nghệ sỹ có tố chất thiên bẩm họ thích sáng tạo làm thành phong cách riêng. Từ đó ghi điểm cũng như thân thuộc, tự nhiên hơn với khán giả
Sáng ra chủ đưa khách về thăm tặng quà cha mẹ với những lời hát đối đáp nặng tình nặng nghĩa. Buổi chiều lại tề tựu nơi sinh hoạt quan họ hát đối đáp tới tận khuya. Lúc ấy mới dùng giằng người ở người về.Có điều kỳ lạ là bạn quan họ nồng thắm, da diết, thủy chung sắt son là vậy nhưng tuyệt đối không bao giờ đi quá giới hạn để chạm tới tình yêu đôi lứa và kết hôn. Điều này gắn liền với tục kết chạ truyền thống trong làng xã của người Việt cổ.
Câu hát đôi lứa
Quan họ thường kết đôi, hát đi đối lại, nhìn mặt nhau e lệ tình tứ nhưng vẫn tự tin mà hát. Thường là sự đối đáp giữa liền anh bên này với liền chị bên kia. Quan họ kết bạn không kết duyên. Ngày nay, theo xu thế phát triển văn hóa, quan họ vẫn được tôn vinh bảo tồn và phổ biến rộng rãi.
Hội Lim là một biểu hiện tiêu biểu cho văn hóa lễ hội quan họ. Nhưng quan họ Kinh Bắc đang đứng trước những nguy cơ thánh thức bởi sự mai một, biến dạng. Và do sự ảnh hưởng của các luồng văn hóa mới xâm thực mạnh mẽ. Mong sao sự đằm thắm nét duyên quan họ sẽ còn mãi. Bền chặt cùng với văn hóa làng xã trong thời kỳ đổi mới hội nhập hôm nay và mai sau.